TÌM HIỂU VỀ TIỂU SỬ BÀ BỘ TRƯỞNG Y TẾ


NGUYỄN THỊ KIM TIẾN

Hôm nay tình cờ đọc được bài báo trên tờ Người Lao Động nói về BỘ TRƯỞNG Y TẾ – NGUYỄN THỊ KIM TIẾN.
Bản tin đưa ra như sau:

“PGS-TS Nguyễn Thị Kim Tiến, Bộ trưởng Bộ Y tế, sẽ trở thành người đầu tiên ở Việt Nam được trường Đại học Oxford nổi tiếng của Anh phong hàm “Giáo sư danh dự thỉnh giảng” vào ngày 17-10 tới.

Trong thông báo vừa phát đi, Trường ĐH Oxford, một trong những ĐH lâu đời nhất thế giới tại Anh, cho biết PGS-TS Nguyễn Thị Kim Tiến, Bộ trưởng Bộ Y tế Việt Nam, sẽ được phong hàm “Giáo sư danh dự thỉnh giảng” vào ngày 17-10 tới tại Vương quốc Anh.”

Nhiều lần Thùy Trang thắc mắc Nguyễn Thị Kim Tiến học môn gì để trở thành Tiến sĩ Y Khoa.

Vào tìm hiểu trong Wikipedia nói về Tiến sỹ Y Khoa Nguyễn Thị Kim Tiến rất mù mờ, không ghi rõ bà Tiến đã được đào tạo từ trường nào, và học môn nào, mà chỉ ghi là:

“Tiến sĩ Y khoa, học hàm Giáo sư, được nhà nước Việt Nam phong tặng danh hiệu Thầy thuốc nhân dân, Tổng Biên tập Tạp chí Y học thực hành Bộ Y tế.”

Thùy Trang cũng có vài người bạn cùng ngành Y học ở Đại học Oxford và tìm hiểu sự thật xem bà Nguyễn Thị Kim Tiến được Đại học Oxford phong là “Giáo sư danh dự thỉnh giảng” nghĩa là gì vì trong tự điển Việt Nam chưa có cụm từ nầy.

Người bạn bác sĩ của Thùy Trang ở Đại học Oxford cho biết là bà Nguyễn Thị Kim Tiến học Masters Degree in Nutrition ở Pháp và một bằng Tiến sĩ Bộ môn Dịch tễ học ở Việt Nam.

Có hai vấn đề cần nêu rõ là bà bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến không phải là một TIẾN SĨ Y KHOA .

Bộ trưởng Y Tế Nguyễn Thị Kim Tiến chưa từng học chuyên môn về NGÀNH Y.

Trước hết cần tìm hiểu về Nutrition (Dinh dưỡng). Ngành dinh dưỡng rất dễ học, bất cứ người nào muốn cũng có thể ra trường vì các môn học về thức ăn dinh dưỡng không thuộc về lãnh vực Medical mà thuộc về Sức Khỏe Công Cộng.

Về bộ môn mà bà Tiến được phát bằng Tiến sĩ tại SG là môn Dịch tễ học (Epidemiology), môn nầy được gọi là môn “Y tế Công cộng (YTCC)”. Môn học nầy tựu trung về chăm sóc sức khỏe , vệ sinh công cộng.

Dịch tễ học là một môn học khái quát về Y Tế, không phải là chuyên môn trong NGÀNH Y như một bác sĩ. Bà Nguyễn Thị Kim Tiến không đủ tư cách để nghiên cứu sản xuất vắc xin và sinh phẩm y tế chứ đừng nói gì là chức danh Bộ Trưởng Y Tế.(Chỗ này Chị Thùy Trang nói sai rồi, BT Y Tế đâu cần phải có học hàm, học vị y khoa…là chức danh quản lý hành chính nhà nước-NLG)

Hiện nay bà Nguyễn Thị Kim Tiến đang ghi danh với Đại học Oxford có chi nhánh tại Việt Nam để được đánh giá lại bằng Dịch tễ học của bà.

Ban Khoa học y tế của Đại học Oxford đã bắt bà Nguyễn Thị Kim Tiến phải học lại thời gian là 3 năm kể từ tháng 01/7/2013 – 01/7/2016 để được cấp bằng của Oxford.

Phong hàm “Giáo sư danh dự thỉnh giảng” cũng chẳng gì danh dự vì đây chỉ là Hàm Giáo sư được học lại (chuyển bằng tương đương) Dịch tễ học từ Đại học Y Dược Tp Hồ Chí Minh sang bằng của Đại học Oxford.

Bà Nguyễn Thị Kim Tiến phải bị học lại thêm 3 năm nữa để có được bằng tương đương. Điều nầy chẳng vinh dự gì mà là một sự sỉ nhục đối với ngành Dịch tễ học của Việt Nam.

Nguyễn Thùy Trang

Câu chuyện thành lập tổ chức Hội nhà báo độc lập Việt Nam


Vừa rồi có mấy người bạn rỉ tai nhau mách: Có cái tổ chức Hội nhà báo độc lập Việt Nam gì đó mới ra đời đó…Tính tui ham của lạ, thấy cái gì mới cũng ngó vô xem thế nào. Đã là Hội nhà báo mà độc lập tức là sao nhỉ? Tức là độc lập với các tổ chức khác của những tổ chức khác ? Nghe cũng xôm, giữa thời buổi này thêm một góc nhìn, một cách nói, một cách phản biện…cũng tốt thôi, nhưng xem kỹ thật ra những luồng ý kiến loại này thì cũng chẳng phải lạ lẫm gì, trên các mạng xã hội các ý kiến nhiều chiều, thậm chí trái chiều, đầy ra đấy, có điều cư dân mạng không tổ chức thành hội hè làm gì cho có ban có bệ, có hàm này chức nọ, vì ai cũng biết cái gì mà tự phong thì chỉ làm trò cười cho thiên hạ.
Lên mạng tui thấy ngay cái hội này không độc lập gì cho lắm, Trụ sở cái gọi là Tổ chức Hội này đi vay mượn nhờ vả. Mà dân ta có câu bánh ít đi thì bánh quy lại, làm gì cái gì cho nhờ vả mãi, làm gì cái gì cho không, làm ơn nghĩa mà không có đền đáp. Trong điều lệ Hội độc lập này cũng phải bày tỏ mong muốn liên kết và hợp tác với các tổ chức chính phủ và phi chính phủ quốc tế về báo chí để có chỗ dựa hơi. Quan điểm của Hội này cũng tuyên bố: Dựa trên tuyên ngôn quốc tế về nhân quyền và công ước quốc tế về các quyền dân sự của Liên hiệp quốc…Nghe rất hoành tráng mà thực ra rất mù mờ đánh lận con đen. Ngày thành lập cũng lấy ngày của người ta làm cái mốc thời điểm thành lập cho nó sang….Tui thú thiệt thấy họ dựa hơi thế thì họ làm gì có gì mà độc lập nghĩ ngợi chứ nói gì họ hành động độc lập. Tui thấy không ổn. Giống như mình tính tham gia cái cổ phần hay thị trường chứng khoán gì đó mà thấy cái gốc vốn liếng ban bệ làm ăn của nó không có thực, không thuyết phục thì làm sao dám hùn hạp làm ăn? Vẫy cho nên tui cũng thành thật nói là không dám tin rằng cái hội này sẽ độc lập về tài chính, nhân sự…
Nhưng cũng khen cái hội này dám lớn tiếng công khai giữa thanh thiên bạch nhật, dám công bố thành lập, chơi nguyên danh sách hội viên và các ban bệ lên mạng. tất nhiên cái gì cũng phải có thời điểm khởi đầu nan, phải bắt đầu từ con số ít, nhỏ lẻ hy vọng nó bùng lên lan rộng. Tui cũng hy vọng. Nhưng rồi nhìn cái danh sách thì không dám hy vọng nữa khi thấy một số vị hội viên chắc chưa mấy khi cầm bút chứ nói gì có “ít nhất 5 tác phẩm đã công bố” trong điều lệ lại không nói 5 cái gọi là tác phẩm này được công bố ở đâu ( chứ công bố trên mạng cá nhân cây nhà lá vườn thì dễ ợt ) Như vậy hội viên hội nhà báo mà chả phải nhà báo, hoặc những nhà báo quá đát, hàng dạt, bất đắc chí, múa gậy vườn hoang, Chắc trong cái danh sách này cũng không ít vị được mượn tên, đánh trống ghi danh, ghi tên cho đủ tụ kiểu tiền trảm hậu tấu chứ thành lập hội mà hông có hội viên sao coi cho đặng? Tui muốn tìm một cái tên “ nhà báo “ sáng giá nào chút để đánh giá tầm cỡ của Hội này mà chưa thấy đâu, đành tự an ủi chắc họ cũng như tui, chả dại gì mà tin những kẻ sơn đông mãi võ đang hè nhau lập hội kết bè khi không biết làm gì để khỏi bị lãng quên.
Lại nhớ câu chuyện ngụ ngôn Đeo chuông cho mèo. Chuyện kể rằng một bầy chuột sợ mèo đến mức khổ sở dẫn đến một hôm tụ tập tìm cách chống lại bằng cách làm sao phải phát hiện ra mèo khi mèo xuất hiện. Một chú chuột nêu sáng kiến phải đeo chuông lên cổ mèo, giống như người ta đeo mõ trên cổ trâu, mèo đi đâu cũng nghe chuông kêu để chuột biết mà tránh. Nghe vậy đám chuột cả mừng vỗ tay khen tuyệt hay. Nhưng rồi đến việc gay go nhất là tìm một con chuột nào đủ dũng khí đi đeo chuông vào cổ mèo thì không chú chuột nào dám đứng ra đàm nhận trọng trách này cả…Thế là dần dà các chú chuột mất hết nhuệ khí và sự việc lại đâu vào đấy cho đến khi cuộc hội họp này từ tan rã…

ĐẬP PHÁ VÀ XÂY DỰNG


Không ai có thể phủ nhận rằng, những năm gần đây, khắp mọi nơi trên thế giới đã diễn ra quá nhiều biến động, khiến nhiều dân tộc, nhiều đất nước, từng ngày, từng giờ phải sống trong tàn phá chết chóc, đau thương và khốn khổ. Trong khi đó, Việt Nam được cộng đồng quốc tế đánh giá cao về mặt ổn định chính trị và an ninh quốc gia. Được như thế, chắc chắn không phải trông chờ vào một phép màu nào cả mà nhờ vào đường lối sáng suốt, nhất quán của tập thể lãnh đạo và ý thức trách nhiệm đối với xã hội của đại đa số người dân.
Nhìn vào tình hình thực tế, chúng ta không thể lạc quan một cách ngu xuẩn nếu như cứ nhắm mắt tô hồng, cho rằng, ngày nay mọi thứ đều tốt đẹp khi mà tệ nạn tham nhũng vẫn còn hoành hành. Tình trạng cửa quyền, bất công lan tràn vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt và sự trì trệ kinh tế ảnh hưởng từ sự khủng hoảng toàn cầu vẫn chưa có kế sách tháo gỡ hữu hiệu! Nhưng dù thế nào đi nữa, thì đất nước vẫn không ngừng phát triển từng ngày, mà bất cứ ai đi xa, vài ba năm có dịp quay về đều thấy lạ lẫm với thành phố, với vùng quê mà mình đã từng sống bằng những thay đổi chóng mặt, đầy dấu hiệu lạc quan. Sự thay đổi đó được nhìn nhận rõ nét trên từng khuôn mặt của đa số người dân từ thành thị, đến nông thôn, dẫu cho cuộc sống vẫn còn khó khăn trăm bề.
Buồn thay, hiện nay lại có một vài bộ phận rất thiểu số, non yếu về nhận thức chính trị, nhưng lại nuôi tham vọng lớn, hoặc vì một lẽ nào đó, không loại trừ thành phần đón gió vụng về, ham mê nổi tiếng và chay theo sự tân bốc của những thế lực chống phá bên ngoài. Những thành phần này được gán cho những danh xưng thật hoa mỹ: “Những người bất đồng chính kiến”, “Những nhà đấu tranh dân chủ”, “Hoạt động nhân quyền”… nhưng có lẽ cụm tù chính xác nhất để gọi những phần tử này không gì hay hơn “Những kẻ đập phá” bởi những luận điệu của họ không hề mang tính chất xây dựng và thiện chí.
Thật ra, muốn đấu tranh vì tự do dân chủ, nhân quyền cho một dân tộc, trước hết phải hiểu rõ truyền thống văn hóa và dân trí dân tộc đó. Đồng thời phải nắm chắc nguyện vọng và ước mơ của tuyệt đại đa số người dân là gì? Không thể nào lấy quan điểm của một phe nhóm, hoặc vài cá nhân áp đặt lên ý niệm của người dân một cách hồ đồ.
Vây thì tuyệt đại đa số người dân Việt hôm nay, ước mơ điều gì? Nhìn nhận tự do, dân chủ như thế nào? liệu “Những kẻ đập phá” có biết hay không? Cứ thử làm một cuộc tiếp xúc với người dân từ thành thị đến thôn quê, chúng ta sẽ thấy ngay nguyện vọng chính yếu của họ. Được sống trong hòa bình và no ấm trên quê hương của mình. Được tự do đi lại và chọn nơi cư trú. Được tự do theo một tôn giáo nào đó phù hợp với tín ngưỡng của mình, muốn đi lễ chùa hay nhà thờ lúc nào thi đi. Muốn cúng giỗ tổ tiên ông bà lúc nào cũng được… Bấy nhiêu đó đã là quá đủ, ngoài ra những thứ khác không nằm trong nhu cầu của họ, và chừng mực nào đó trở nên xa xỉ. Như vậy, ai cũng thấy những nguyện vọng thiết thực đó, người dân việt đã được tận hưởng từ lâu. Chỉ vài trường hợp cá biệt xảy ra ở một vài địa phương, không thể tiêu biểu cho đường lối, chính sách chung của thể chế. Những trường hợp cá biệt được coi như là những sự cố đó, thì bất cứ chế độ của bất cứ một quốc gia nào cũng gặp phải. Nhưng đối với “Những kẻ đập phá” thì luôn coi đó là cơ hội, tìm cách bươi móc, thổi phòng thành những sự kiện lớn lao trên điễn đàn.
Đối với hầu hết người Việt Nam hôm nay, việc độc đảng hay đa nguyên, đa đảng không phải là vấn đề khiến họ phải quan tâm. Đó là không muốn nói họ đã quá quen với cơ chế xã hội chủ nghĩa, và không muốn có sự thay đổi nào cả. Chính vì thế, khi “Những kẻ đập phá” hô hào vì dân tộc, vì đất nước, thì đó chỉ là những cưỡng từ, chẳng khác nào chiếc mặt nạ che dấu bộ mặt thật của mình. Họ không nắm bắt được hoặc không cần nắm bắt khát vọng sâu thẳm của dân tộc hôm nay và ngày mai. Họ cũng không đưa ra được một đói sách khả thi nào để xây dựng đất nước. Ngay cả một kế hoạch nằm trong ý đồ của họ cũng mù tịt. Nói trắng ra, những người này không có gì cả, chỉ biết dập phá để tìm kiếm sự nổi tiếng! Chính xác nhất là thứ tự do, dân chủ mà họ đưa ra, chỉ là thứ tự do dân chủ ở thượng tầng cấu trúc, chỉ nhằm đáp ứng cho tham vọng của một nhóm người mà thôi. Nó không hề phản ánh trung thực ước nguyện của dân tộc.
Điều trâng tráo hơn nữa, là “Những kẻ đập phá” luôn hô hào quan điểm của họ luôn được nhân dân ủng hộ. Đây là những lời nói hoàn toàn không chính xác. Bởi dựa vào đâu để làm cơ sở? Có chăng “dân” ở đây chỉ là một nhóm người của họ, luôn bàn thảo và tâng bốc lẫn nhau rồi ghán ghép cho nhân dân. Xa hơn nữa là những ý kiến cá biệt phát biểu trên mạng. Tất cả chỉ là thiếu sót rất nhỏ, không đủ tư cách đại diện cho ai cả. Bởi khi nói đến hai từ nhân dân, phải hiểu là rất đại chúng, và tuyệt đại đa số.
Thực tế 20 năm hiện hữu của chế độ VNCH ở miền Nam, dưới hình thức đa đảng đã vẽ ra một bức tranh khôi hài trên chính trường. Hầu như đa số dân chúng đều không quan tâm đến, nếu không muốn nói là phần lớn chẳng ai biết đó là cái gì, nhằm phục vụ cho ai. Có chăng, chỉ một lớp người ăn trên ngồi trốc ở cấu trúc thượng tầng hâm hở vào cuộc để chia chác quyền lợi. Người ta thử hỏi, suốt 20 năm đó, những đảng phái và tổ chức chính trị, dù núp dưới chiêu bài thân chính quyền, hay đối lập đã làm được gì cho người dân, dù chỉ là những việc nhỏ? Nhưng lại sẳn sàng xâu xé lẫn nhau để tranh dành chức tước, địa vị cho bản thân và phe nhóm thì diễn ra hằng ngày trên chính trường cũng như trong nghị trường một cách bát nháo! Không một người Việt Nam nào còn chút lòng yêu nước muốn nhìn thấy chiến tranh tái diễn trên quê hương mình. Cũng như không một người Việt Nam nào chấp nhận viễn cảnh đa đảng, chỉ nhằm phô trương bản hiệu dân chủ một cách lừa bịp như một thời nhiểu nhương ở miền Nam trước đây.
Một vấn đề thiết thực khác cũng cần đặt ra với “Những kẻ đập phá” ai cũng biết với đà phát triển ngày nay, nguồn nhân lực là yếu tố chính quyết định sự thành bại của mọi công việc. Vậy thì lấy đâu ra nguồn nhân lực có đủ uy tín, trình độ và quá trình để làm thế đối trọng một cách thuyế phục. Đó là chưa nói đến sự thay đổi của một guồng máy, đang ngày càng hoàn chỉnh và hiệu quả. Quanh đi quẩn lại, cũng chỉ thấy một vài khuôn mặt nằm trong số “Những kẻ đập phá”, và một số Blogger lợi dụng quyền tự do dân chủ để tuyên bố vung vít và tuyên truyền hung hăng. Số người này lại càng mê trượt, tự cho mình đã trở thánh chính khách lỗi lạc khi được những thế lực còn nuôi lòng thù hận với Việt Nam tuyên dương trên vài phương tiện truyền thông và trao cho những giải thưởng hữu danh vô thực.
Nhiều người đặt nghi vấn: Tại sao “Những kẻ dập phá” này không bày tỏ chính kiến khi còn tại chức, tại quyền, mà phải chờ đến lúc nghỉ hưu, sau khi đã hưởng trọn bổng lộc gần suốt một đời rồi mới lên tiếng? Hay ví như, trước đây, các vị này được cất nhắc vào những địa vị béo bở hơn liệu họ có phản ứng như hiện nay.
Đập phá bao giờ cũng đễ hơn xây dựng. Đập phá mà không xây dựng còn là một tội ác. Đất nước đang ngày càng đi vào ổn định, cho dù đâu đó vẫn còn những chướng ngại, trì trệ, nhưng không phải là không thể vượt qua. Xuống tay đập phá trong hoàn cảnh hiện nay chỉ tạo thêm rối rắm cho xã hội và góp phần truy cản nhịp phát triển của xứ sở. Người tâm huyết, phải biết đặt quyền lợi của tổ quốc trên trên quyền lợi cá nhân của mình. Hay ít ra cũng phải biết lắng nghe ước nguyện của đồng bào để tránh biến mình thành kẻ tội đồ của dân tộc.

VÀI SUY NGHĨ VỀ NHÀ THƠ HOÀNG HƯNG TỪ CÁI NHÌN CỦA MỘT NGƯỜI VIỆT Ở HẢI NGOẠI


Thật ra, thì cho dù đang định cư ở ngoại hay đang sinh sống ở trong nước thì cũng chẳng có gì khác nhau khi nhận định về một vấn đề nhạy cảm, nếu như nhận định đó là khách quan, khởi đi từ tấm lòng của một con người còn biết trăn trở với đất nước. Là một việt kiều có tuổi, từng là một công chức trong guồng máy hành chính của chính quyền Sài Gòn, vượt biên sang Mỹ từ năm 1982. Trước đây khi mới sang Hoa kỳ và định cư ở thành phố Austin, bang Texxas, tôi đã nuôi ý nghĩ sẽ không bao giờ về quê nhà nếu như còn cộng sản. Nhưng rồi từ năm 1999, tôi buộc phải về thọ tang ông cụ thân sinh để được chứng kiến nhiều sự thay đổi, mà đổi thay lớn nhất lại ở chính trong lòng mình. Từ đó, mỗi năm vợ chồng tôi lại về Việt Nam một vài lần, và những năm gần đây khi về hưu, tôi thường có mặt ở Sài Gòn nhiều hơn ở Austin.
Là một người yêu thơ từ thủa thiếu thời. Do đó, dù ở đâu, nếu có thời gian rổi rãnh, tôi thường tìm thơ để đọc, bất kể của tác giả nào, để sưu tầm những bài thơ hay, nhất là thơ tình. Đó là lý do khiến tôi biết đến cái tên Hoàng Hưng và nhiều tác giả khác. Không chỉ yêu thơ, tôi còn có cái thú tìm hiểu về cuộc đời và những hoạt động thi ca của những người đã làm nên thơ. Thú thật, Hoàng Hưng cũng là một tác giả gây cho tôi sự tò mò và thắc mắc, không phải vì tài làm thơ, mà vì mục đích sử dụng thơ và trách nhiệm của người làm thơ như ông ta đối với hiện tình xã hội hiện nay. Gần đây, đọc Hoàng Hưng, tôi không tìm đâu được những câu thơ hay, mà toàn những câu, chữ cố tình làm cho bí hiểm, lồng vào đó là tư tưởng chống phá một cách rõ nét, khiến không ít người đọc cho rằng ông đang chạy theo cái mốt thời thượng để được nổi tiếng. Điều này cũng giống như một số cá nhân trong giới showbit tìm mọi cách tạo ra những scandal để được công chúng biết đến. Nhưng tác hại của một nhà thơ đi lệnh hướng đối với xã hội luôn trầm trọng gắp trăm lần so với một người mẫu thời trang. Bởi vì tiếng nói của thi ca đích thực nó còn động lại rất lâu trong lòng người đọc qua nhiều thế hệ. Do đó, thơ phải phản ảnh trung thực cảm xúc không chỉ của riêng người sáng tác mà còn là của đa số quần chúng trong thời đại mà nhà thơ đang sống kể cả tình yêu, hạnh phúc, đau khổ và thời cuộc, cho dù đứng trên quan niệm nghệ thuật vị nghệ thuật, hay nghệ thuật vị nhân sinh.
Đọc một số bài viết và trả lời phỏng vấn của Hoàng Hưng đăng tải trên mạng, tôi dễ dàng nhận ra ông ta thiếu một tấm lòng và lương tâm thì không trong sáng. Ông hết lời ca ngợi một số người, không hiểu vì ăn chưa no, lo chưa tới hoặc bị khích động sự bồng bột của tuổi trẻ bởi ý đồ lợi dụng của người lớn, đã làm những việc thiếu chính chắn, gây tác hại đến an ninh trật tự và ảnh hưởng đến tương lai của bản thân họ. Vậy mà, ngoài những lời cổ vũ một cách hằn học, ông Hoàng Hưng không đưa ra lời nào để phân tích đúng sai. Những gì nên làm, những gì nên tránh của một bậc cha anh. Ông Hoàng Hưng đã phung phí tuổi trẻ tươi đẹp của người khác, trong khi con cái của ông tìm đường sang Mỹ du học, đó cũng chính là cái ác.
Trung phần trả lời phỏng vấn của bà Phạm Thị Hoài, ông Hoàng Hưng khẳng định chế độ hiện nay sẽ sụp đổ, và ông sẳn sàng chời đợi ngày đó cho dù 3 tháng, 3 năm hay 30 năm. Ở đây, ông công khai bày tỏ ý đồ chống phá chế độ theo cách suy diễn của ông và những kẻ đồng hội, đồng thuyền. Hoàng Hưng đã đi quá xa trong mong muội. Ông không cần biết cái suy nghĩ chủ quan đó có phải là nguyện vọng của toàn dân hay không? Ông nhân danh điều gì và đại diện cho ai để nói điều đó, khi quyền quyết định vận mệnh đất nước thuộc về toàn dân? Điều thiêng liêng hơn nữa là Hoàng Hưng đã phủ sạch công ơn, coi nhẹ máu xương của bao lớp người việt đã ngã xuống vì hai tiếng tổ quốc để ông có được ngày nay. Nếu không sánh được với các đại gia, thì ông cũng là người có nhà cao cửa rộng, dư ăn, dư để, được ăn được nói mà rất nhiều người mong muốn được như ông.
Về vấn đề tự do dân chủ, tôi không thể trình bày ngắn gọn chỉ trong một bài viết này. Tôi chỉ muốn nói với ông Hoàng Hưng rằng, những bài thơ phản kháng, những bài viết mang nặng tính đối lập một chiều của ống xuất hiện trên mạng mà ông vẫn bình chân như vại, vẫn sống trong sự bảo vệ của pháp luật, và nhiều lần an nhiên đi ra nước ngoài mà chẳng ai đụng đến ông đã nói lên tất cả. Nếu trên xứ sở này không có tự do dân chủ thì ông có được cư xử như vậy không? Tôi nghĩ ông Hoàng Hưng đã thiếu công bằng từ nhận định. Chẳng lẻ sau 39 năm hòa bình tái lập và xây dựng không có một điều gì tốt đẹp diễn ra trên xứ sở của chúng ta. Không có một nổ lực và thành tựu nào đáng để cho người Việt Nam tự hào và thế giới ngưỡng mộ? Nếu xã hội chỉ toàn một màu đen tối thì chắc hẵn đã tan vỡ từ lâu, nói chi đến ổn định để phát triển từng ngày như hiện nay. Thế thì tại sao không thấy Hoàng Hưng nói đến những điều tốt đẹp đó dù chỉ một dòng để ít ra còn đóng góp phần nào khích lệ tinh thần những người lính thuộc thế hệ con em của ông đang ngày đêm xiết chặt tay súng bảo vệ biển đảo của quê hương. Hay tạo niềm hưng phấn cho nười công nhân trong nhà máy, người nông dân trên ruộng đồng đang cần cù làm ra sản phẩm, lương thực phục vụ cho xã hội và nuôi sống mọi người, trong đó có ông? Mà ông chỉ phóng đại những vấn đề gai góc một cách bội bạc đến vô ơn!
Ở đây, tôi chỉ muốn nói lên những trăn trở chân thật tự đáy lòng mình qua cái nhìn thực tế sinh động của đất nước. Tôi không phải là công cụ bảo vệ chế độ, nhưng tôi có quyền bày tỏ quan điểm của mình trước một vấn đề nào đó, liên quan đến hiện tình của xứ sở, bởi cũng giống như ông Hoàng Hưng, tôi là người Việt Nam, luôn mong ước hòa bình, thịnh vượng cho quê hương và dân tộc mình.

Lam Trần
Austin – Texas

LẬT ĐỔ CHẾ ĐỘ BẰNG CHỮ NGHĨA


ĐÔNG LA
(Phần I)
Trong KIẾN NGHỊ VỀ SỬA ĐỔI HIẾN PHÁP 1992, một trong những nguyên cớ chủ yếu mà những người soạn thảo đã dựa vào để xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản và lật đổ chế độ là: “Nếu hiến pháp thực sự do nhân dân quyết định thì việc định trước vai trò lãnh đạo nhà nước và xã hội thuộc về một tổ chức chính trị hay một tầng lớp là trái với quyền làm chủ của nhân dân, quyền con người, quyền công dân và ngược với bản chất của một nhà nước pháp quyền”.
Thực ra nói như trên họ cũng chỉ nhai lại những nguyên lý chung như con vẹt. Khi nói đến “quyền làm chủ của nhân dân” là nói bản chất chung nhất của một nền cộng hòa để đối lập với nền quân chủ phong kiến trước đây. Còn thực tế, một xã hội dân chủ với “quyền làm chủ của nhân dân” cũng không có nghĩa là “một phiếu bầu bằng nhau cho mỗi người trưởng thành”. Trước kia, quyền được bầu cử của một người đều phải phụ thuộc vào điều kiện tài chính, giới tính, chủng tộc. Các nước dân chủ phương Tây qua những bài học từ quá khứ từng cho nền dân chủ trực tiếp là nguy hiểm và không thực tế nên đa số đã thực hiện một nền dân chủ đại diện.
untitled
Những người viết “KIẾN NGHỊ” đã dõng dạc:“Chúng tôi yêu cầu sửa Dự thảo theo đúng tinh thần của Tuyên ngôn về Quyền Con người năm 1948 và các công ước quốc tế mà Việt Nam đã tham gia”. Rồi họ đã dựa vào bản Hiến pháp của nước Mỹ để đưa ra Dự thảo của họ. Hà Văn Thịnh, Đại học Khoa học Huế, người có trong danh sách“Kiến nghị”, trên trang “Bô-sít” của Huệ Chi còn mang Hiến pháp Mỹ ra dọa thiên hạ, coi như chuẩn mực của tự do dân chủ: “Nguyên tắc này khẳng định rõ những điều không bao giờ thay đổi như quyền tư hữu là thiêng liêng và bất khả xâm phạm; quyền sống, quyền tự do và quyền kiếm tìm hạnh phúc như Tuyên ngôn Độc lập đã chỉ ra; quyền người dân ủy nhiệm cho chính quyền, nhân dân có quyền bầu lên và bãi nhiệm chính quyền đó”.
Vậy thực chất nền dân chủ Mỹ là như thế nào?
Trên trang thieulongtexas/blog, của một bạn trẻ Việt kiều Mỹ, đã cho biết rất rõ về nền dân chủ Mỹ. Bầu cử tổng thống tại Mỹ là bầu theo Cử Tri Đoàn (Electoral College), người dân chỉ có quyền bầu các đại biểu (electors hay representatives) vào cử tri đoàn, rồi cử tri đoàn bầu tổng thống, chứ người dân không được quyền trực tiếp bầu tổng thống.
Chúng ta hãy xem chính những chính trị gia, những trí thức hàng đầu của Mỹ nói về nền dân chủ tại đất nước họ.
Noam Chomsky, người mà tờ tạp chí Anh Prospect đã cho là nhà trí thức hàng đầu trên thế giới, đã trả lời Tạp chí SPIEGEL của Đức.
SPIEGEL: Như vậy theo ông thì phe Cộng hòa và phe Dân chủ chỉ là những dạng khác nhau của một đường lối chính trị chung?
Chomsky: Tất nhiên là có những khác biệt, nhưng không phải là cơ bản. Đừng có ai nên ảo tưởng. Thực chất Mỹ là một chế độ độc đảng, và cái đảng cầm quyền là Đảng Kinh doanh (Natürlich gibt es Unterschiede, aber sie sind nicht fundamental. Niemand sollte sich Illusionen machen. Die USA sind im Kern ein Einparteiensystem, und diese eine regierende Partei ist die Business-Partei).
untitled1
Ở chỗ khác ông nói: “năm 1787 tại hội nghị hiến pháp, James Madison, một trong những “khai quốc công thần” của nước Mỹ, đã tán thành quan niệm rằng chính quyền nhà nước có nhiệm vụ “bảo vệ nhóm thiểu số giàu có trước nhóm đa số”… Thậm chí một người thiên về chủ nghĩa tự do như Walter Lippmann, một trong những trí thức hàng đầu của thế kỉ XX, đã có ý kiến rằng trong một chế độ dân chủ hoạt động tốt thì nhóm thiểu số thông minh, đó là những người lên nắm quyền, phải được bảo vệ trước sự “giày xéo và la hét của một bầy đàn bối rối”. Còn ở phe bảo thủ thì mới đây, Phó Tổng thống Dick Cheney đã minh họa cách hiểu dân chủ của mình. Khi được hỏi tại sao ông ủng hộ duy trì cuộc chiến Iraq, trong khi đa số dân chúng phản đối cuộc chiến này, thì câu trả lời của ông ta là: “Thế thì đã sao?” (Spiegel số 41/20 ngày 6-10-2008).
Bình luận gia và nhà văn nổi tiếng Gore Vidal trả lời câu hỏi: “Có cái gì khác biệt giữa Gore và Bush?”, từng là 2 ứng viên tổng thống, như sau:
“Chúng ta có một đảng chính trị – đảng công ty Mỹ quốc, một đảng về tài sản (We have one political party – the party of corporate America, the property party)”.
Thẩm phán tối cao Pháp viện Liên bang Felix Frankfurter đã từng nói:
“Những người thật sự cai trị ở Washington là vô hình, và thực thi quyền hành từ sau hậu trường”.
Cựu Thống đốc, Thượng nghị sĩ Mỹ Huey Long thú nhận bản chất chính quyền của mình:
untitled2
“Bị hư hỏng bởi sự giàu sang và quyền lực, chính quyền của bạn giống như một cái nhà hàng với một món ăn. Họ cho một đám hầu bàn Cộng hòa đứng một bên và một đám hầu bàn Dân chủ đứng một bên. Không cần biết đám hầu bàn nào bưng dĩa thức ăn ra cho bạn, món ăn lập pháp đều được chuẩn bị trong nhà bếp của phố Wall”. (“Corrupted by wealth and power, your government is like a restaurant with only one dish. They’ve got a set of Republican waiters on one side and a set of Democratic waiters on the other side. But no matter which set of waiters brings you the dish, the legislative grub is all prepared in the same Wall Street kitchen”).
Tôi thấy thật kỳ lạ, sau các cuộc bầu cử rầm rộ và cực kỳ tốn kém, có những tổng thống được dân Mỹ bầu ra lại có những chính sách làm hại chính đất nước và dân nước mình. Như mấy đời tổng thống Mỹ đã duy trì cuộc chiến Việt Nam thế chân Pháp đã tiêu tốn cả ngàn tỷ đô-la và giết chết gần 60.000 người dân Mỹ chẳng hạn. Gore Vidal đã cho rằng các chi phí quốc phòng đã phá hoại nền kinh tế nước Mỹ. Sau khi mở cuộc chiến Afghanistan, ông Bush đã mở cuộc chiến Iraq thực tế chỉ vì các nhà đại tư bản muốn chiếm các mỏ dầu lửa lớn tại Iraq chứ chẳng có ai tìm thấy vũ khí giết người hàng loạt ở đâu cả. Iraq có hai mỏ dầu lớn ở phía Nam. Họ dự trù đến năm 2017 sẽ khai thác được mỗi ngày khoảng 8 triệu thùng. Đây cũng là lý do khiến ông Romney chủ trương phải giữ lại ở Iraq 10.000 quân, dùng xương máu của người lính Mỹ canh gác cho họ khai thác dầu. Chính các cuộc chiến tranh đã mang lại lợi nhuận cho các tập đoàn quân sự, an ninh. Chuyện xả súng giết người hàng loạt là một vấn nạn của xã hội Mỹ nhưng nước Mỹ không thể cấm bán súng vì những ông chủ buôn bán súng sẽ bị thiệt hại. Doanh số từ việc bán súng đạn tại thị trường nội địa Mỹ hiện khoảng 3.5 tỷ USD một năm!
Paul Craig Roberts là một kinh tế gia, từng giữ chức vụ Phụ tá Thư ký Bộ Ngân khố trong chính phủ Reagan, người đồng sáng lập Reaganomics, viết:
“Washington bị điều khiển bằng những nhóm lợi ích có quyền lực lớn, chứ không phải bằng bầu cử. Cái mà hai đảng tranh giành không phải là cái nhìn chính trị khác nhau hoặc chương trình lập pháp khác nhau, mà là đảng nào sẽ được làm con đĩ cho Wall Street, nhóm phức hợp quân sự, nhóm vận động của Do Thái, nhóm nông nghiệp, năng lượng, khai thác mỏ, và khai thác gỗ”.
untitled3
Như vậy, những người viết và ủng hộ bản “Kiến nghị” đòi thay đổi hiến pháp ở ta thật khó có lý khi dựa vào hiến pháp cũng như nền dân chủ Mỹ.
Họ viết:
“Dự thảo… có nhiều điểm chưa phù hợp với các quy định và chuẩn mực quốc tế về quyền con người; như các quy định trong Dự thảo về giới hạn quyền (Điều 15), “không lợi dụng quyền con người, quyền công dân” (Điều 16), “quyền không tách rời nghĩa vụ” (Điều 20).
Dự thảo còn quy định quá nhiều nghĩa vụ một cách tùy tiện (Điều 41, Điều 42, Điều 49)”.
Trong khi đó, Điều 41 của Dự thảo của Quốc hội viết:
“2. Nghiêm cấm các hành vi đe dọa đến cuộc sống và sức khỏe của người khác và cộng đồng.
Điều 49 (sửa đổi, bổ sung Điều 79)
Công dân có nghĩa vụ chấp hành Hiến pháp và pháp luật, tham gia bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, chấp hành những quy tắc sinh hoạt công cộng”.
Họ viết:
“Việc nhấn mạnh trong Dự thảo các lý do về quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội, ổn định chính trị, việc đưa cụm từ “theo quy định của pháp luật”,… nhằm hạn chế những quyền đó sẽ mở đường cho việc nhân danh hiến pháp để vi phạm quyền con người, đàn áp các công dân thực thi quyền tự do như đã diễn ra trong thực tế những năm qua ở nước ta”.
Như vậy, nếu theo họ “tự do dân chủ” không “theo quy định của pháp luật”, thì phải chăng họ muốn một xã hội làm loạn?
Về Đảng Cộng sản Việt Nam, trong bản “Kiến nghị”, họ viết: “Lời nói đầu không phải là chỗ để tuyên dương công trạng của bất kỳ tổ chức hay cá nhân nào” mục đích là để chống lại đoạn này của Dự thảo của Quốc hội:
“Từ năm 1930, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam do Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập và rèn luyện, nhân dân ta tiến hành cuộc đấu tranh cách mạng lâu dài, đầy gian khổ, hy sinh, làm Cách mạng tháng Tám thành công. Ngày 2 tháng 9 năm 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn độc lập, nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời”.
Điều này rõ ràng là sự thực đã trở thành những sự kiện lịch sử. Từ đó dưới sự lãnh đạo của Đảng, Bác, dân tộc ta còn viết nên những trang sử vàng chói lọi nhất trong toàn bộ lịch sử đất nước. Cần phải hiểu Đảng cũng từ nhân dân mà ra chứ không phải từ trên trời rơi xuống. Những nhà lãnh đạo cũng được lựa chọn qua thực tiễn chứ hoàn toàn không phải nghiễm nhiên làm lãnh đạo như những ông vua với “thiên mệnh” và được coi là “thiên tử”, cha truyền con nối của xã hội phong kiến. Thời dân ta mất nước và trong hai cuộc kháng chiến, dường như khí thiêng sông núi đã sinh ra những con người vĩ đại và trao cho họ sứ mệnh giải phóng đất nước, giành lại chủ quyền dân tộc. Nếu nhân dân không ủng hộ, không tin theo, làm sao các cuộc cách mạng do họ lãnh đạo lại có thể thành công? Sự lãnh đạo của Đảng hôm nay là sự kế thừa của cả một quá trình đó.
Nếu hiện tại sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam có khiếm khuyết, sai trái thì sửa chữa. Thực tế đang diễn ra cái nỗ lực đó. Còn những khó khăn mà nước ta đang đối mặt cũng là tình hình chung trên thế giới. Có ai ngờ những nước tiên tiến, từ chính trị, khoa học công nghệ đến văn hóa, tưởng xã hội họ đã toàn bích, đã đến được thiên đường, vậy mà hôm nay họ cũng đang phải đối mặt với thất nghiệp, suy thoái, nợ công. Cuộc Biểu tình Phố Wall lan ra khắp nước Mỹ ngày nào thực chất là: “Đây là một cuộc biểu tình của 99% chống lại quyền lực bất cân bằng của 1%”. Chính Bill Gates cũng phê phán sự bất công đó khi nói về“Chủ nghĩa Tư bản Sáng tạo”: “Chủ nghĩa tư bản đã cải thiện cuộc sống của hàng tỉ người trên khắp hành tinh… Nhưng CNTB cũng đã bỏ lại hàng tỉ người phía sau trên con đường cải tiến của nó… phúc lợi không dành cho tất cả mọi người. Có 1 tỉ người trên hành tinh của chúng ta sống ở mức dưới 1 đô la mỗi ngày. Họ không có đủ thức ăn dinh dưỡng, nước sạch và điện thắp sáng”.
Như vậy, có lẽ nào một nhóm người tối cao, trí thấp, tâm tối, với những ảo tưởng theo những hình mẫu này nọ, có khác gì muốn xây lâu đài trên cát, lại bỗng chốc muốn lật nhào tất cả!
Trong bài VỀ NHỮNG CON ĐƯỜNG “ĐỔI MỚI” tranh luận với GS.TS toán học Phan Đình Diệu về Dân chủ và Đa nguyên, tôi đã trích ý của ông Nguyễn Cao Kỳ, một cựu thù của chế độ, qua bài của GS Trần Chung Ngọc:
“Cựu Tướng Không Quân nói rằng một chính quyền độc đảng mang đến “sự ổn định và kỷ luật” thì cần thiết cho Việt Nam để ra khỏi sự nghèo khổ”; “Tôi cho rằng thật là sai lầm khi một số người, đặc biệt là một số người Việt ở Mỹ, ngày nay đòi hỏi Việt Nam phải chấp nhận và thực hiện một nền dân chủ giống như nền dân chủ họ đang hưởng ở Mỹ. Quan niệm của tôi là, đó là một sự sai lầm. Nền dân chủ đó không thích hợp với Việt Nam trong tình thế hiện nay”. [The former air force general said a strong one-party government that provided “stability and discipline” was essential for Vietnam to escape the clutches of poverty… “I think it is very wrong that some, especially some Vietnamese overseas in America, today are asking, demanding that Vietnam has to adopt some sort of democracy like they have in America . My personal opinion is that it is wrong. It does not fit Vietnam in the present situation”, said Ky].
Khi được Jim Rohwer, Kinh tế gia, hỏi: “Dân Chủ giúp, hay làm chướng ngại, hay không liên quan gì đến mức độ tiến nhanh như thế nào của các quốc gia Á châu? (Is being a democracy a help, a hindrance, or irrelevant to how fast Asian countries can go?), Thủ tướng Lý Quang Diệu đã trả lời:
– Nếu ông ở trong một xã hội nông nghiệp, tôi cho rằng dân chủ không làm cho xã hội tiến nhanh. Hãy coi Nam Hàn, Nhật, và Đài Loan. Trong những giai đoạn đầu họ cần đến, và đã có kỷ luật, trật tự, và sự cố gắng. [Chúng ta nên nhớ, Nam Hàn và Đài Loan, những quốc gia không có chiến tranh, không có hận thù nội bộ, cũng phải ở dưới chế độ độc đảng trong 30 năm, từ 1950 đến 1980, rồi mới tiến tới dân chủ, nhưng cũng không phải là dân chủ Mỹ]. Họ phải tạo ra sự thặng dư về nông sản để bắt đầu làm cho mặt kỹ nghệ tiến. Không có chế độ quân phiệt, hay độc tài, hay chính phủ độc đoán ở Nam Hàn và Đài Loan, tôi không nghĩ rằng các quốc gia này có thể chuyển đổi mau như vậy.
– Trái lại, hãy coi Phi Luật Tân. Họ có dân chủ để tiến từ năm 1945. Họ chưa bao giờ tiến được bước nào; xã hội quá hỗn loạn. Nó trở thành một trò chơi trong phòng khách – ai lên cầm quyền, ai chiếm hữu được cái gì”… Nhưng một khi tiến tới một trình độ tiến bộ kỹ nghệ nào đó, ông đã có một lực lượng lao động có học,… Rồi ông có thể bắt đầu một xã hội công dân, với những người họp thành từng nhóm: chuyên gia, kỹ sư… vì là những người có học, có tầm nhìn thế giới rộng rãi hơn, sẽ kéo những người cùng trình độ đến với nhau. Chỉ như vậy ông mới có thể bắt đầu cái mà tôi gọi là hạ tầng cơ sở dân chủ. [Chỉ mới là bắt đầu hạ tầng cơ sở dân chủ thôi]
Trong cuốn Asia Rising…, Jim Rohwer cũng đã đưa ra nhận xét sau:
“Ở Tây phương, dân chủ được coi như là chế độ chính quyền duy nhất mà một quốc gia văn minh phải theo… Trái lại, nhiều tư tưởng gia sống ở Á châu cũng xét đến ý tưởng dân chủ nhưng lý luận mạnh mẽ là, một loại chủ thuyết độc đoán nào đó thì tốt hơn là dân chủ tự do và vô trách nhiệm. Điều này thật là dễ hiểu. Ở Á châu ngày nay, chính phủ độc đảng thường không đưa đến sự gian khổ và chiến tranh mà là hòa bình, thịnh vượng, và bình đẳng”.
[In the West democracy is generally thought to be the only form of government by which a civilized society should consider running itself… By contrast, many thoughtful people living in Asia are open to the idea, and sometimes argue it vigorously, that a certain kind of authoritarianism is better than a freewheeling democracy. This is understandable. In modern Asia, authoritarian government has often brought not hardship and war but instead peace, prosperity, and equality].
Những người soạn thảo và ký tên đồng tình bản “Kiến nghị” trên khi viết: “Lời nói đầu không phải là chỗ để tuyên dương công trạng của bất kỳ tổ chức hay cá nhân nào” phải chăng là những kẻ “ăn cháo đá bát”, những kẻ vô ơn?

Tống Văn Công bàn về đa nguyên, đa đảng và dân chủ

Thẻ

, , , ,


ĐÔNG LA
tongvancong
Tống Văn Công, một trong những người “lật pháp” (đòi thay Hiến pháp), trong nhiều bài viết cũng đã thể hiện quan điểm của mình về đa nguyên, đa đảng và dân chủ. Trong bài Hầu chuyện Trần Xuân Bách (Viet-Studies 6/9/2012), trước khi kể cuộc phỏng vấn với nguyên UVBCT Trần Xuân Bách, Tống Văn Công cũng nhắc đến và ủng hộ quan điểm của Bùi Tín: “Theo Bùi Tín, bản chất cuộc sống là đa nguyên… Phải đa nguyên mới thực sự dân chủ”.
Còn Trần Xuân Bách, Tống Văn Công cho là “một người tài đức song toàn”, có “tư tưởng cao cả”, với rất nhiều quan điểm sau đây:
Thứ nhất, Trần Xuân Bách cũng như Bùi Tín cho: “Bản chất của cuộc sống là đa nguyên. Đổi mới chính là thuận theo bản chất cuộc sống xã hội vốn mang tính đa nguyên cả về kinh tế, chính trị, văn hóa”.
Đa nguyên nghĩa tổng quát là đa dạng. Nguyên là bản nguyên, khởi nguyên, nguyên lý, nguyên do,… Cuộc sống về hình thức là đa nguyên, là sự tồn tại, sự sống, sự biến đổi của muôn vật, muôn loài. Nhưng sự vận động, biến đổi, phát triển, về bản chất, lại là nhất nguyên. Dù vô vàn thứ khác nhau như vậy, nhưng muốn tồn tại và phát triển, buộc phải tuân theo những quy luật chung. Như người này khác người kia, dân tộc này khác dân tộc kia, loài này khác loài kia; vô vàn các biến đổi lý học, hóa học, sinh học,… nhưng đều phải tuân theo quy luật của di truyền nói riêng và của khoa học nói chung.
Với thể chế chính trị cũng vậy, tùy theo lịch sử, trình độ phát triển và điều kiện tự nhiên của mỗi nước, một thể chế phù hợp sẽ là tốt nhất cho sự ổn định và phát triển. Vậy chính sự phù hợp mới là quy luật chứ không phải đa nguyên, đa đảng là quy luật. Có điều thế nào là phù hợp mới là khó khăn nhất. Chính vậy người ta phải đi tìm kiếm, và không có gì có sẵn cả mà chỉ có thể dần hoàn thiện mà thôi.
Nhìn vào thực tế, ta thấy đa đảng hay độc đảng không phải là cái quyết định cho sự phát triển. Cùng độc đảng, có nước phát triển, có nước không (như Xinhgapo và Triều Tiên chẳng hạn); cùng đa đảng, cũng có nước phát triển, có nước không. Nhưng cũng phải hiểu, có nước đa đảng, nhưng thực chất chỉ là những nhóm khác nhau, không có nền tảng lý luận riêng, chỉ cùng chung mục đích là giành quyền lực để mưu cầu lợi ích cho nhóm của mình.
Với nước Mỹ, theo Noam Chomsky, người mà tờ tạp chí Anh Prospect đã cho là nhà trí thức hàng đầu trên thế giới, đã trả lời Tạp chí SPIEGEL của Đức.
SPIEGEL: Như vậy theo ông thì phe Cộng hòa và phe Dân chủ chỉ là những dạng khác nhau của một đường lối chính trị chung?
CHOMSKY: Tất nhiên là có những khác biệt, nhưng không phải là cơ bản. Đừng có ai nên ảo tưởng. Thực chất Mỹ là một chế độ độc đảng, và cái đảng cầm quyền là Đảng Kinh doanh. (Natürlich gibt es Unterschiede, aber sie sind nicht fundamental. Niemand sollte sich Illusionen machen. Die USA sind im Kern ein Einparteiensystem, und diese eine regierende Partei ist die Business-Partei).
Ở chỗ khác, ông nói: “năm 1787 tại hội nghị hiến pháp, James Madison, một trong những “khai quốc công thần” của nước Mỹ, đã tán thành quan niệm rằng chính quyền nhà nước có nhiệm vụ “bảo vệ nhóm thiểu số giàu có trước nhóm đa số”… Thậm chí một người thiên về chủ nghĩa tự do như Walter Lippmann, một trong những trí thức hàng đầu của thế kỉ XX, đã có ý kiến rằng trong một chế độ dân chủ hoạt động tốt thì nhóm thiểu số thông minh, đó là những người lên nắm quyền, phải được bảo vệ trước sự “giày xéo và la hét của một bầy đàn bối rối”. (Spiegel số 41/20 ngày 06.10.2008).
Felix Frankfurter
Noam Chomsky – Felix Frankfurter
Thẩm phán Tối cao Pháp viện Liên bang Felix Frankfurter đã từng nói: “Những người thật sự cai trị ở Washington là vô hình, và thực thi quyền hành từ sau hậu trường”.
Nước ta về cuộc sống cũng đa nguyên, nhưng mục tiêu, lý tưởng là nhất nguyên, chính vậy mới có chế độ một đảng lãnh đạo đất nước thực hiện mục tiêu, lý tưởng đó. Đảng đó chính là Đảng CSVN, đảng không phải chỉ do một cuộc bầu cử bầu ra mà chính lịch sử đấu tranh cách
mạng và xây dựng đất nước đã “bầu” ra Đảng!
Trần Xuân Bách cho: “kinh tế nhiều thành phần sẽ làm cho xã hội có sự phân tầng; mỗi giai tầng có quyền lợi, nguyện vọng khác nhau, từ đó nảy sinh đa nguyên chính trị”, “Xu thế chủ yếu là chuyển sang sở hữu tư nhân”.
Như vậy, Trần Xuân Bách muốn xóa bỏ chế độ XHCN với lý tưởng vì đa số quần chúng lao động. Nếu cho xã hội phân tầng và cần phải có đa đảng tương ứng, chắc chắn sẽ có một tầng mạnh nhất nắm quyền lãnh đạo, và như vậy mọi chính sách nhà nước được đặt ra sẽ vì lợi ích của họ. Phải chăng việc buôn bán vũ khí tự do ở Mỹ đến TT Obama cũng bất lực chính là một minh chứng? Dù nước Mỹ rất phát triển, chủ yếu do nền tảng khoa học công nghệ, nhưng thể chế chính trị vẫn có những bất hợp lý nên mới có quá nhiều khủng hoảng, từ tài chính đến nhà đất, kể cả việc sa lầy vào các cuộc chiến. Không biết có làm giàu cho ai không nhưng đã làm tổn thất cả tiền bạc lẫn máu xương dân Mỹ, làm suy yếu chính nước Mỹ. Chính Chomsky cũng nói: “Còn ở phe bảo thủ thì mới đây, Phó Tổng thống Dick Cheney đã minh họa cách hiểu dân chủ của mình. Khi được hỏi tại sao ông ủng hộ duy trì cuộc chiến Iraq, trong khi đa số dân chúng phản đối cuộc chiến này, thì câu trả lời của ông ta là: “Thế thì đã sao?” (Spiegel số 41/20 ngày 06.10.2008).
Với nước Mỹ và các nước phát triển, các nhà tư bản của họ làm giàu từ chí lớn, từ nền khoa học công nghệ cao, còn nước ta với một nền tảng tiểu nông, đến nay sản phẩm cơ bắp vẫn là chủ yếu, nếu cho phân tầng mà lập đảng, những kẻ tài nhỏ mà chí lớn nhất định sẽ có những “mánh” kiểu maphia để tranh giành quyền lực. Như vậy, ý Trần Xuân Bách cho xã hội tự do phân tầng, tự do lập đảng để tranh giành quyền lực thì không thể nào mà tốt đẹp được. Một thể chế như vậy làm sao có thể tốt hơn được thể chế hiện tại được sinh ra từ chính thực tiễn cách mạng VN!
Trần Xuân Bách cũng nói: “Đổi mới chính trị là từng bước chấp nhận đa nguyên chính trị song song với đa nguyên kinh tế, đúng như Marx, Engels: “Trong mỗi thời đại lịch sử, sản xuất kinh tế và cơ cấu xã hội – cơ cấu này tất yếu phải do sản xuất kinh tế mà ra – cả hai cái đó cấu thành cơ sở của lịch sử chính trị và lịch sử tư tưởng của thời đại ấy”. (Lời tựa cho Tuyên ngôn của ĐCS bản tiếng Đức, 28-6-1883).
Nếu tuân theo một cách thô thiển và giáo điều Chủ nghĩa Mác thì nước ta vốn là một nước nô lệ, tiểu nông, chúng ta phải xây dựng một thể chế chiếm hữu nô lệ mới đúng. Và như vậy Lênin cũng không thể sáng tạo, cho cách mạng XHCN có thể thành công ở một hoặc một số nước, không thể không chỉ từ một nền tảng tiểu nông, giữ vững được nhà nước XHCN đầu tiên mà còn biến LX thành nước có sức mạnh chiến thắng Phát xít và thành siêu cường đối trọng được với Mỹ.
Vì vậy, cần phải hiểu ý của Mác và Ăngghen mà Trần Xuân Bách đã dẫn ở trên một cách biện chứng. Thực raý đó là từ nguyên lý “quan hệ sản xuất phù hợp với lực lượng sản xuất”. Cần phải coi lực lượng sản xuất còn bao hàm cả ý thức thời đại. Nước ta kém phát triển, nhưng với thời đại internet, chúng ta dễ dàng tiếp cận tri thức thời đại, nên vẫn có thể xây dựng một thể chế theo lý luận là tiên tiến nhất, là XHCN, trên cơ sở một nền tảng tiểu nông và tiền tư bản. Thật thú vị là nhìn tổng thể nước ta đã đạt được những thành quả mà nếu khách quan ai cũng phải thừa nhận. Nhưng cũng chính vì vậy, với ý tốt thì người ta cho là mầy mò sáng tạo, với ý xấu thì cho là“chẳng giống ai”, xã hội chúng ta vẫn còn nhiều cái phải cắt bỏ, nhiều cái phải chỉnh sửa, nhiều cái phải bổ sung. Từ đó theo quy luật “phủ định của phủ định”, dần dần “lượng đổi chất đổi”, chúng ta mới có thể “sánh vai cùng bè bạn 5 châu”. Đó chính là con đường tắt xây dựng CNXH, là con đường phù hợp nhất đối với nước ta. Chính thực tiễn VN chiến thắng trong chiến tranh, VN đứng vững qua những hiểm nguy, VN đang phát triển, đã đóng góp những nội dung mới cho lý luận của Chủ nghĩa Mác. Còn bây giờ lại đi theo mô hình tư bản, đa nguyên, đa đảng, tranh giành nhau như thời tư bản sơ khai của họ thì không biết cái gì sẽ xảy ra?
Về dân chủ và tự do ngôn luận, Trần Xuân Bách nói: “Ngày 24 tháng 9 năm 1982, Việt Nam đã ký kết gia nhập Công ước về các quyền dân sự và chính trị. Công ước này có quy định quyền tự do ngôn luận: Mọi người có quyền giữ quan điểm của mình mà không bị ai can thiệp; được tự do ngôn luận bao gồm tìm kiếm, nhận và truyền đạt mọi loại tin tức, ý kiến bằng các hình thức tuyên truyền miệng, viết ra, in, tự do sáng tạo các hình thức nghệ thuật, hoặc thông qua các phương tiện thông tin đại chúng…”.
Điều này thì lại chính là chuyện “cuộc chiến xung quanh Điều luật 258” mới đây mà đại diện là hai cô gái Lệ Thủy và Đoan Trang, phần thắng áp đảo đã nghiêng về Lệ Thủy, một cô sinh viên mới 20 tuổi. Cô Đoan Trang chính là người đã đi theo bước chân của Trần Xuân Bách, cho Điều 258 Bộ Luật HS nước ta là vi phạm Điều 19Tuyên ngôn quốc tế nhân quyền, có nội dung như ý Trần Xuân Bách ở trên.
Ta hãy coi lại nguyên bản tiếng Anh:
“Article 19: Everyone has the right to freedom of opinion and expression; this right includes freedom to hold opinions without interference and to seek, receive and impart information and ideas through any media and regardless of frontiers”.
Tôi đã viết chữ “right” có nhiều nghĩa, trong đó nghĩa chính là lẽ phải, đúng, có lý, ngoài ra còn có nghĩa làquyền. Như vậy chữ “quyền” ở đây không có nghĩa là quyền lực như “power”, quyền hạn như “jurisdiction” mà chỉ tính chất đúng đắn của hành động. Vì thế “Everyone has the right to freedom of opinion and expression”nên dịch là: Mọi người đúng (có lý) khi tự do ý kiến và biểu đạt. Ý nghĩa sâu xa và toàn diện của nó chính là mọi người có quyền nói ra những ý của mình, nhưng chỉ là những ý đúng thôi, còn cố tình viết bậy, nói bậy, làm càn sẽ là phạm pháp!
Hơn nữa, để tránh lạm dụng gây ra sai phạm, Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền còn đưa ra thêm Điều 29, trong đó có khoản 2: Trong việc thực hiện lẽ phải và sự tự do của mình, ai cũng sẽ phải lệ thuộc chỉ vào những giới hạn được xác định bởi luật pháp duy nhất nhằm mục đích bảo đảm sự công nhận và tôn trọng lẽ phải và tự do của người khác và chỉ đáp ứng yêu cầu của đạo đức, trật tự công cộng và phúc lợi chung trong một xã hội dân chủ. (In the exercise of his rights and freedoms, everyone shall be subject only to such limitations as are determined by law solely for the purpose of securing due recognition and respect for the rights and freedoms of others and of meeting the just requirements of morality, public order and the general welfare in a democratic society).Thật tiếc ở ta, vì không hiểu luật nên đã có nhiều người vi phạm điều này. Còn các vị nhân sĩ trí thức luôn nhân danh đấu tranh cho dân chủ, nhưng điều tối thiểu của dân chủ là thiểu số phục tùng đa số họ cũng không chịu hiểu.
Qua bài viết của Tống Văn Công tôi mới biết điều này: “Anh Trần Xuân Bách bị kỷ luật ít lâu thì Phó TBT báo Nhân Dân Bùi Tín nhân được cử đi dự họp báo Nhân Đạo, đã trả lời phỏng vấn Đài BBC về dân chủ hóa, bị báo Nhân Dân thi hành kỷ luật, và xin tị nạn chính trị tại Pháp. Trong bài “Xa lộ thông tin chỉ còn lề phải” tôi có tỏ ý tiếc “Phải chi anh Bùi Tín tiếp tục nói ở trong nước, dù lời lẽ có nhẹ hơn đôi chút vẫn dễ được đồng bào lắng nghe”.
Một người lật lọng, điêu toa, “bất tín”, một “miếng giẻ chùi máu giầy quân xâm lược” mà công dân mạng đã gọi, Tống Văn Công vẫn “tiếc” và cho “đồng bào” trong nước sẽ lắng nghe thì không phải đâu. Có chăng chỉ Tống Văn Công và những người cùng hội cùng thuyền với ông lắng nghe mà thôi!

Từ Hoàng Minh Chính, Trần Xuân Bách, Trần Độ,… hôm qua đến Huệ Chi, Tương Lai, Hiếu Đằng,… hôm nay, bài học cho họ áp dụng để thay đổi thể chế chính là sự tan vỡ của Liên Xô. Gần như đã copy từng bước, từng hành động của những người đã đập vỡ LX ngày nào. Đó là con đường từ Khơrútsov đến Goócbachov rồi cuối cùng là Enxin. Điều khó hiểu là tại sao họ làm vậy? Phải chăng vì họ muốn tạo cớ giành quyền lực chứ làm sao có thể vì dân vì nước được? Bởi sau tan vỡ LX là thảm họa. Dù chế độ XHCN ở LX dần đi tới trì trệ nhưng chính nó đã thiết lập ở LX những tính chất bình đẳng, bác ái tốt nhất mà chưa từng xuất hiện ở đâu trên trái đất. IVAN DERANVIN, đã sống phần lớn cuộc đời với tư cách của một công dân Liên Xô (trên NEWSLAND.RU, lược dịch của KICHBU), viết: “Tôi nhớ một cuộc sống như thế nào? Đúng hơn, không chỉ đơn giản là nhớ, mà còn mang trong tim mình ký ức về mẹ và mối tình đầu. Điều đầu tiên hiện lên trong đầu: đó là một cuộc sống vô tư và tươi sáng. Không phải là thiên đường, mà gần gũi với mọi con người chúng ta. Bạn không phải lo thất nghiệp và bần cùng”. Thay vào đó, các mảnh vỡ của LX đã rơi vào tình trạng hỗn loạn mà TT Nga Putin đã cho là “thảm họa”. Sự tư hữu hóa theo kiểu maphia mà đến Enxin cũng phải thú nhận Maphia Nga đã phát triển còn hơn cả nơi sinh ra nó là Ý.

Việt Nam với một lịch sử bị xâu xé, trình độ mọi mặt còn thua xa LX, nếu cũng đi theo vết xe đổ của LX, xã hội chắc chắn sẽ tệ hại hơn ngàn lần. Vậy tất cả hãy cảnh giác!

CỤ ƠI, CHIẾU LỆCH ĐỪNG NGỒI!

Thẻ

, , , , ,


(Kính gửi Tướng quân Nguyễn Trọng Vĩnh)
CHU GIANG

thanhnhaho
Thành nhà Hồ
Nếu tôi nhầm xin Tướng quân hồi âm để được cải chính lại bài viết. Có phải CụTrung tướng Nguyễn Trọng Vĩnh quê ở Thổ Phụ – Vĩnh Lộc, người đồng hương đáng kính của tôi đó không? Nếu đúng thì Tướng quân năm nay đã ngoại bát tuần. Tuổi ấy, là một thường dân không danh vọng chức tước gì cũng đã rất đáng kính. Huống gì khi tôi còn ngồi trên ghế trường Phổ thông thì Tướng quân đã làm Bí thư tỉnh ủy Thanh Hóa. Cả cuộc đời binh nghiệp vào sinh ra tử suốt hai cuộc kháng chiến, Tướng quân đã cống hiến cho sự nghiệp giải phóng dân tộc. Tuổi tác như thế, công lao như thế không đáng kính sao được! Nhưng kính bao nhiêu càng buồn càng tiếc bấy nhiêu. Sao Tướng quân lại liên danh ký vào kiến nghị với những người mà tư cách và tư tưởng không đáng tin cậy. Kiến nghị góp ý vào Dự thảo Hiến pháp là việc hệ trọng, việc quốc gia đại sự, không thể không cẩn thận. Thầy tôi, nhà văn – dịch giả Ông Văn Tùng thường nói Đức Khổng Tử có cái cốt cách mà kẻ sĩ muôn đời phải noi theo. Ấy là “Tịch bất chỉnh bất tọa/ Nhục bất phương bất thực” (Chiếu trải không ngay ngắn, không ngồi/ Miếng thịt không đầy đặn vuông vắn không ăn). Đức Khổng Tử lấy chuyện đứng ngồi ăn uống để dạy học trò điều lớn hơn: Kẻ sĩ, người quân tử, bậc trưởng thượng làm việc gì cũng phải đàng hoàng chính đính, cẩn thận, chu đáo. Không ương gàn cố chấp nhưng cũng không cẩu thả nộm tạm, dễ dãi a dua, để cho người khác lôi kéo sai sử. Kiến nghị góp ý vào Dự thảo sửa đổi Hiến pháp là trách nhiệm và quyền lợi của mỗi công dân. Tướng quân đứng riêng ra một kiến nghị, một ý kiến, thẳng thắn, có thể mạnh mẽ đến quyết liệt như khi còn cầm quân, chịu trách nhiệm về lời nói và việc làm của mình có phải hơn không. Nếu được vậy thì bản kiến nghị của Tướng quân dù đến tầm mức bờ mé nào, sẽ vẫn được trân trọng, tôi nghĩ như vậy. Đằng này Tướng quân lại ký vào cái văn bản kiến nghị do những người mà tư tưởng và tư cách đều không đáng tin cậy. Thành ra cái tâm huyết của Tướng quân bị đánh đồng với những người hoặc là nông nổi hạn hẹp trong nhận thức hoặc là hoạt đầu cơ hội, là điều mà kẻ hậu sinh này rất lấy làm tiếc. Vì vậy, tôi thấy cần phải nói rõ một vài vấn đề cơ bản, một số nhân vật cần phải lưu ý, đểTướng quân và bạn đọc được tỏ tường. Trong các số trước, một bạn viết đã điểm mặt một số người. Vì chỉ điểm qua nên không vạch ra được chỗ thâm sâu trong tư tưởng và tư cách của một số vị gọi là “tiên phong đổi mới, dân chủ…”. Kỳ này, tôi xin hầu chuyện Tướng quân về nhà văn Nguyên Ngọc.
Ai cũng biết nhà văn Nguyên Ngọc với tác phẩm “Đất nước đứng lên”, “Đất Quảng” (tập I). Nhiều truyện ngắn và đặc biệt bài tuỳ bút “Đường chúng ta đi” hồi chống Mỹ (ký là Nguyễn Trung Thành). Đây là bài tuỳ bút đã thôi thúc hàng triệu bạn trẻ lên đường chiến đấu. Vào năm 1966, tôi đang học lớp 10 ở cấp III Vĩnh Lộc, bài này được giảng kỹ lắm và chúng tôi đã học thuộc lòng. Rồi sau này, cái giọng của “Đường chúng ta đi” đã ảnh hưởng vào văn chương một thời gian dài. Trong sách giáo khoa văn học, Nguyên Ngọc có hai bài ở hai thời kỳ, được đưa vào giảng văn (Bắn Pháp chảy máu và Đường chúng ta đi), một nhà văn như thế là vinh dự lắm. Về giải thưởng văn học, Nguyên Ngọc đã nhận được Giải thưởng Hội Văn nghệ Việt Nam (1955). Giải thưởng Văn nghệ Nguyễn Đình Chiểu (1965). Giải Hoa Sen của Hội Nhà văn Á – Phi (1973) và Giải thưởng Nhà nước về VHNT (2001), và vừa đây (2013) là Giải thưởng của Hội Nhà văn Hà Nội – Nhưng đây là giải thưởng không hay ho gì, nó là sự đầu cơ chính trị, đầu cơ dư luận, tôi sẽ nói sau. Sau ngày đất nước thống nhất, Nguyên Ngọc được bầu vào Quốc hội, được bổ sung vào Ban chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam, được cử làm Bí thư Đảng đoàn Hội Nhà văn, sau đó, làm Tổng biên tập báo Văn nghệ. Và sự thay đổi tư tưởng và hành động của Nguyên Ngọc bộc lộ rõ rệt từ đây (có thể về tư tưởng nhận thức, là từ trước đây nữa) khi ông khuyến khích, cổ vũ cho xu hướng văn học đổi mới cực đoan, thực chất là phủ nhận lại tất cả những gì trước đó. Nguyên Ngọc cổ vũ cho chủ nghĩa anh hùng cách mạng, cho phẩm chất anh hùng trong cuộc sống – cho đến năm 2000 ông vẫn còn viết Có một con đường mòn trên biển rất cảm động. Nhưng đồng thời ông lại đề cao và khuyến khích xu hướng viết nhưcủa Nguyễn Huy Thiệp, Phạm Thị Hoài, Dương Thu Hương, Bảo Ninh, Đỗ Hoàng Diệu… Một sự thay đổi về tư tưởng và hành động như vậy có thể nói là đột ngột. Song, mọi sự, dù đột ngột hay không, đều có nguyên nhân của nó.
Vậy, với Nguyên Ngọc là gì? Sự thay đổi tư tưởng và hành động của ông là đúng hay sai, có lợi hay có hại cho đời sống cộng đồng hiện nay. Đó là điều nên làm sáng tỏ.
Ông Nguyên Ngọc không đưa ra một tuyên ngôn chính trị, một cương lĩnh, một đường lối, một tư tưởng nào cả. Có thể ông là con người hành động, con người của hành động. Tư tưởng của ông nằm trong hành động. Vì thế ta cần phải xem hành động của ông như thế nào.
Từ ngày bắt đầu đổi mới (1986). Từ ngày ông làm Tổng biên tập báo Văn nghệ đến nay đã gần ba mươi năm. Ba mươi năm, biết bao nhiêu là công việc mà ông đã làm… cho nên chỉ đơn cử một số sự việc, qua đó thấy được về đại thể con người Nguyên Ngọc.
1. THỜI KỲ LÀM TỔNG BIÊN TẬP BÁO VĂN NGHỆ
Khi bắt đầu đổi mới, nhìn nhận lại, phê bình phê phán những sai lầm trong quá khứ, nhận thức được thực tại để hành động là điều cần thiết. Báo chí, dư luận đóng vai trò rất quan trọng ở đây. Nếu Văn nghệ không đăng bài Cái đêm hôm ấy đêm gì của một người đồng hương của chúng ta là Phùng Gia Lộc, quê ở làng Yên Lãng, xã Phú Yên, huyện Thọ Xuân thì bạn đọc trong cả nước không biết đến tình cảnh thê thảm của người nông dân trong thời bao cấp. Những bài phóng sự đưa ra ánh sáng sự trì trệ, quan liêu, làm khổ dân thường như (Thủ tục làm người còn sống) Người đàn bà quì, Người biết làm giầu và rất nhiều tác phẩm của nhiều tác giả khác… đã làm bừng lên tinh thần nhìn thẳng vào sự thật, nói đúng nói rõ sự thật. Đó là mặt tích cực, cần thiết. Nhưng đi quá, làm quá, chỉ biết đào bới quá khứ, phê phán lên án quá khứ lại là một sai lầm. Truyện ngắn Tướng về hưu của Nguyễn Huy Thiệp là một truyện hay có thể gọi là đặc sắc, nói lên được trạng thái u uất nặng nề, tha hóa của đời sống hiện tại, là đáng khen. Nhưng đi quá đến mức phỉ báng lịch sử dân tộc, anh hùng dân tộc thì không chấp nhận được. Nhà văn Nguyễn Huy Thiệp đã cất lên cái giọng điệu, cái mùi vịrất hợp khẩu vị các giới phương Tây. Cho nên họ tung hô Thiệp. Một hãng rượu nho ởI-ta-li-a đã trao thưởng cho Thiệp. Và Thiệp đã nói trắng ra: Thế hệ tôi nôn mửa vào cuộc chiến tranh ấy (tức chiến tranh giải phóng dân tộc). Mà là nói ở Thuỵ Điển, chúng tôi đã chứng kiến và nhà thơ Trần Đăng Khoa hôm đó cũng có mặt ở đó, đã ghi nhớ, đã đưa chuyện này ra trên Văn nghệ quân đội số 496 năm 2004. Nghĩa là Nguyễn Huy Thiệp không chỉ nôn mửa vào chúng tôi – những người lính thời chống Mỹ – mà còn cả Tướng quân và thế hệ của Tướng quân nữa. Rồi trước nữa, thế hệ của Cụ Nghè Tống Duy Tân, người đồng hương Vĩnh Lộc kính yêu của chúng ta… thì Tướng quân thấy thế nào? Văn tài bao nhiêu cũng phải lấy con người, lấy sự thực lịch sử làm trọng. Thế mà ông Nguyên Ngọc rất đề cao Nguyễn Huy Thiệp. Tôi không tin Nguyên Ngọc chính là như thế.
Thời kỳ này, còn nhiều tác giả tác phẩm rất cực đoan như Dương Thu Hương, Phạm Thị Hoài, Bảo Ninh… rất được Nguyên Ngọc đề cao. Điều đó đẩy đến một khuynh hướng sáng tác văn học là chỉ phê phán phủ nhận từ lịch sử dân tộc đến chủnghĩa Mác, Hồ Chí Minh và cách mạng xã hội chủ nghĩa.
2. CÁC THỜI KỲ SAU NÀY
Khi không còn chức vị gì trong lĩnh vực văn nghệ, ông Nguyên Ngọc vẫn tiếp tục khuynh hướng hành động của ông. Có nhiều, chỉ xin dẫn mấy trường hợp.
2.1 Miệt thị, bỉ báng Mác và lịch sử dân tộc qua việc tung hô tập truyện Bóng đè của Đỗ Hoàng Diệu. Về vấn đề này, nhiều người đã nói, xin không nhắc lại. Chỉ xin nhấn mạnh điều này với Tướng quân: Đây là tập truyện vừa cực kỳ dâm loạn, vừa phản chính trị. Xem sự thống trị, đè nén, cưỡng bức, cưỡng hiếp của ngoại bang đối với dân tộc này là định mệnh. Đem trộn lẫn bộ râu của ông Kar (Marx) với những sợi lông đàn bà nhầy nhụa nhớp nháp. Tuổi như Tướng quân ít nhiều cũng có những sợi râu biểu hiện đáng kính của tuổi tác. Tướng quân nghĩ xem thứ văn chương như thế có đáng in đáng đọc không. Thế mà Nguyên Ngọc rất tán dương, ca ngợi. Tướng quân ơi, cái đất Thanh của chúng ta sao mà nghịch thế. Là cái đất nghịch. Không ngờ Đỗ Hoàng Diệu lại là con gái của người bạn văn của tôi, nhà văn Đỗ Văn Phác quê ở Tĩnh Gia, nay đã quá cố. Mới biết sự đời, lòng người nó khó lắm. Người xưa nói còn khó hơn mò kim đáy bể. Chỉ oán thán một điều. Đời cha như thế sao để đời con đến như thế. Nhỡn tiền như thế, chẳng đáng lo ư?
2.2 Đề cao Phan Châu Trinh để hạ bệ Hồ Chí Minh
Cụ Phan Châu Trinh cũng như cụ Phan Bội Châu là những người có tấm lòng vì dân vì nước vằng vặc như sao Khuê. Lịch sử và nhân dân đã ghi nhận. Tôn vinh cụ, nhớơn cụ là điều đúng đắn. Nhưng xem Phan Châu Trinh là nhân vật số một của Việt Nam trong thế kỷ XX là không đúng (Thanh Niên, số ra ngày 11-11-2012). Tuy không nói ra, nhưng nó hàm ý chỉ có đường lối của Phan Châu Trinh là đúng. Hồ Chí Minh và cuộc cách mạng giải phóng dân tộc là không có giá trị gì. Về chuyện này, tạp chí Hồn Việt đã có bài nói lại rất xác đáng. Cụ Phan Châu Trinh một lòng vì nước vì dân, dũng cảm. Thời đó mà dám viết thư cho Chính phủ Pháp, cho Toàn quyền Bô, nói rõ cái thực trạng của nước Nam, là dũng cảm lắm, dám chấp nhận cái chết. Có thể sánh với Thất trảm sớ của Chu An thời nhà Trần. Nhưng đường lối cải lương của cụ chỉ làm vui cho dư luận của chính quyền thực dân thôi. Cụ chỉ phê phán, lên án cái tệ quan trường, cái hạn hẹp của dân trí. Đó chỉ là cái ngọn thôi. Đúng như nhà sử học nổi tiếng – cố giáo sưAnh hùng lao động Trần Văn Giàu – đã nhận định: Tư tưởng cải lương của cụ Phan nhưlà việc đặt cái cày trước con trâu. Đủ cả đấy. Nhưng không thể có được luống cày. Mà vấn đề của dân tộc là phải có mảnh ruộng và luống cày của mình. Đường lối cách mạng nó quan trọng như phóng vệ tinh cho đúng quĩ đạo. Người xưa cũng đã nói: sai một li đi một dặm cơ mà. Cho nên, xem Phan Châu Trinh là nhân vật số một của thế kỷ XX, coi như không có thời đại Hồ Chí Minh, là thâm ý lắm đấy, Tướng quân ạ!
2.3 Ca ngợi Phạm Quỳnh
Đang có sự ồn ào về Phạm Quỳnh. Chúng tôi sẽ có bài viết về vấn đề này. Nhưng vì Nguyên Ngọc rất ca ngợi Hoa Đường tuỳ bút và xem đó là sự chuẩn bị cho một cuộc Tổng kết lớn của Phạm Quỳnh, nên cũng cần nói vắn tắt để Tướng quân rõ. Hoa Đường tuỳ bút là tâm sự của một viên quan thất thế, mất việc. Phát xít Nhật không mời được nhà cách mạng Nguyễn An Ninh thì nó dùng Trần Trọng Kim. Nó thừa khôn ngoan. Dại gì đi dùng lại “đứa con cưng” của người Pháp. Sau ngày 9/3/1945, Bảo Đại vẫn còn là Hoàng đế Bù Nhìn nhưng Lục bộ của Nam Triều mà Phạm Quỳnh là Thượng thư đầu triều Thượng thư Bộ Lại – như là Bộ trưởng Bộ Tổ chức vậy) thì không còn. Chức danh không còn, việc làm không còn, chỉ còn có việc ở tư gia (Biệt thựHoa Đường) mà đọc thơ Đường và ngẫm nghĩ sự ấm lạnh của đời người. Nhà chính trị,nhà văn hóa mà như thế thì tầm thường quá. Còn kém xa Ngô Đình Cẩn. (Ngô Đình Cẩn trước lúc bị bắn còn nói được câu: Làm chính trị phải biết chấp nhận có cái ngày nhưthế này!). Hoa Đường tuỳ bút ra đời như thế, ẩn dật ẩn dụ gì đâu. Xin đừng lạm dụng từ ẩn dật, cáo quan như của cụ Tam Nguyên (Lại đề mấy chữ trên bia/ Rằng quan nhà Nguyễn cáo về đã lâu!). Phạm Quỳnh sẽ Tổng kết được gì đây? Khi Phạm Quỳnh thừa nhận sự xâm lược, bảo hộ của người Pháp như là một tất yếu lịch sử (!) khi Phạm Quỳnh xin người Pháp cho một Tổ quốc để thờ, Xin người Pháp hãy hiểu biết và tôn trọng dân tộc, đất nước Việt Nam văn hiến! Rồi kêu gọi hai bên hãy xích lại gần nhau… Hay quá nhỉ! Đúng như câu của Tú Mỡ lúc đương thời với Phạm Quỳnh:
Tòa nhà Khai Trí bên Hồ, trống chầu điểm chát
Tom!
Thái bường quá nhỉ…
Suốt đời cúc cung phụng sự cho người Pháp. Mà nếu được người Nhật dùng, chắc cũng cúc cung tận tuỵ nốt (Xem Hồi ký của Phạm Khắc Hòe: Từ triều đình Huếđến chiến khu Việt Bắc), thì Tổng kết được cái gì nhỉ?
Xin nhắc lại với nhà văn Nguyên Ngọc thế này: Nếu người Pháp không cứu vớt Phạm Quỳnh khỏi điểm liệt (1/4 điểm cho bài luận Hán văn, vì đúng ra, chỉ là 0 (không, zero) điểm; không đào tạo, nuôi dưỡng Phạm Quỳnh thì sự thể đã khác. Theo Nguyễn Công Hoan thì lương tháng của Phạm Quỳnh khi làm báo Nam Phong, do Mác-ti chánh mật thám Đông Dương cấp – là 600 đồng tiền Đông Dương, tính theo thời giá (Theo Tập san kinh tế Đông Dương) thì một cây quế ngọc ở Bù Ta Leo (Thường Xuân, Thanh Hóa) được đấu giá tại gốc năm 1928 là 120 đồng bạc trắng hoa xoè, đồng bạc Đông Dương do Pháp phát hành, tương đương từ 3,3 đến 4 lạng vàng, lạng chứ không phải cây. Vị chi, lương tháng của Phạm Quỳnh khi làm báo ước khoảng 20 lạng vàng. Theo thời giá bây giờ không biết là mấy tỷ VNĐ. Được nuôi như thế thì yêu nước Nam, còn yêu nước Pháp hơn nữa, thì Pháp – Việt đề huề, xích lại gần nhau, bất bạo động… là phải lắm, nên Rồng Nam phải phun bạc để đánh đổ Đức tặc…
Đề cao Phạm Quỳnh cũng là một thâm ý để phủ nhận công cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc do Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo.
Nhà văn Nguyên Ngọc biết hay cố tình không biết thủ thuật nuôi chim mồi của người Pháp. Bài sau, sẽ xin phân tỏ.
2.4 Đề cao Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh
Về cuốn tiểu thuyết này của Bảo Ninh tôi sẽ có một bài riêng hầu chuyện Tướng quân. Chỉ xin tóm tắt thế này, Bảo Ninh xem những chiến sĩ giải phóng quân – nghĩa là cả Tướng quân và cả chúng tôi – là những kẻ say máu, hiếu sát, không có tư tưởng, lý tưởng, ý chí, không hiểu gì và cũng không cần hiểu gì về cuộc chiến tranh này. Chỉ biết bị gọi đi, giao cho súng đạn và cứ thế mà bắn giết. Cách nhìn cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc như thế rất hợp khẩu vị của các giới nước ngoài, muốn phủi tay, lờ bỏtrách nhiệm về cuộc chiến này. Nên họ rất hoan nghênh, đề cao, ban thưởng. Nguyên Ngọc, Phạm Xuân Nguyên và một số nguời khác, là đầu mối, đầu tàu của chuyện này. Tướng quân cần hiểu như thế.
2.5 Nguyên Ngọc nhiều lần nói: Chế độ này thể nào cũng sụp đổ. Chỉ chưa biết nó sẽ sụp đổ theo kịch bản nào. (Xem Hồi ký Nguyễn Đăng Mạnh). Luận về chuyện này dài ngắn đều được. Nhưng không cần. Vì như thế Nguyên Ngọc tự nhận là kẻ ngoài cuộc, muốn “tọa sơn quan hổ đấu”. Nhưng trong hành động thực tế, như các trường hợp dẫn trên, Nguyên Ngọc ráo riết hành động cho một kịch bản nào đó sẽ xảy ra. Tưtưởng và hành động của Nguyên Ngọc là nguyên liệu chất liệu cho một kịch bản nào đó. Vì sao nó sẽ sụp đổ. Có cách gì cứu chữa, chống đỡ gìn giữ được không? Nguyên Ngọc không nói ra, mà hành xử như một kẻ nhẫn tâm, thấy người bị nạn không cứu giúp, còn bảo: Thế nào rồi mày cũng chết! Nhân văn nhân đạo của một nhà văn mà nhưthế ư! Đáng buồn cho một đảng viên lão thành, một công dân cũng lão thành, là nhưvậy.
2.6 Con người mâu thuẫn hay đầu cơ dư luận?
Đất nước đứng lên, Rừng xà nu, Đường chúng ta đi… thôi không nói nữa. Song, năm 2000, Nguyên Ngọc viết Có một đường mòn trên biển Đông. Nội dung rất tốt, đọc rất cảm động. Lúc đầu tôi không tin là Nguyên Ngọc lại viết được như thế. Nguyên Ngọc vẫn nhận Giải thưởng Nhà nước (2001), trong khi vẫn cho rằng chế độ này thểnào cũng sụp đổ. Kỳ quá ta! Nguyên Ngọc từ chối đề cử Giải thưởng Hồ Chí Minh (2012) nhưng lại nhận Giải hàng năm của Hội Nhà văn Hà Nội (Phạm Xuân Nguyên làm chủ tịch). Tôi xem đây là một vụ đầu cơ dư luận. Tôi là Ủy viên Hội đồng xét tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh, Giải thưởng Nhà nước về văn học – nghệ thuật, Hội Nhà văn Việt Nam, cấp chuyên ngành văn học (theo quyết định số 86/QĐ-TCHV ngày 13 tháng 4 năm 2011 của Hội Nhà văn Việt Nam). Trong một buổi họp của Hội đồng, tôi có nêu trường hợp nhà văn Nguyên Ngọc là về phía Hội Nhà văn, đã làm việc, trao đổi với nhà văn Nguyên Ngọc về sự đề xuất giải thưởng chưa. Nếu không, nhỡnhà văn Nguyên Ngọc từ chối thì sao. Hôm đó nhà văn Nguyễn Trí Huân, Phó Chủ tịch thường trực Hội Nhà văn, Chủ tịch Hội đồng, nói là đã làm việc với nhà văn Nguyên Ngọc và ông cũng rất vui vẻ. Thế nhưng sau đó thì ông từ chối. Các đài báo chống Việt Nam ở nước ngoài được một mẻ xôm trò. Sao lại như vậy? Và kỳ hơn. Ông nhận giải thưởng của một Hội địa phương do đàn em đồng chí hướng với ông – Phạm Xuân Nguyên – làm chủ tịch. Nhận giải thưởng này, ông muốn tạo đà tạo dư luận cho Phạm Xuân Nguyên, muốn lôi kéo văn nghệ sĩ thủ đô Hà Nội đi theo con đường của ông. Một cái giải thưởng thoạt nghe thì rất buồn cười. Nhưng thâm ý bên trong thì sâu xa lắm. Thủ đoạn chính trị của Nguyên Ngọc quả là đa dạng và phong phú lắm.
Nhà văn Nguyên Ngọc sinh năm 1932. Tuổi tác và công lao với đất nước như vậy là rất đáng ghi nhận. Nhưng tư tưởng chính trị – xã hội từ ngày Đổi Mới của ông là ngược hẳn lại. Có thể nói Nguyên Ngọc Đổi Mới đã chống lại Nguyên Ngọc Trung Thành, đã đi ngược lại Đường chúng ta đi, tay này nhận giải này tay kia chống lại giải kia… tuồng chẳng ra tuồng chèo chẳng ra chèo, nó buồn cười lắm Tướng quân ạ! Có thểnói gì về nhà văn Nguyên Ngọc? Đó là một người hành động thực dụng đến cuồng nhiệt và đầy mâu thuẫn. Đổi mới là sửa sang lại cái cũ, làm cho nó đúng lại, tốt hơn, mới lên, đâu phải là thù hận, xóa bỏ cái cũ để làm hẳn một cái khác.
Tư cách bẩm sinh có ảnh hưởng gì đến con đường văn chương – chính trị của Nguyên Ngọc không? Theo lời của các bạn bè thân thiết của Nguyên Ngọc thì là có đấy. “Nguyễn Văn Hạnh nói, Nguyên Ngọc không có tâm lý làm nhân vật số hai. Anh chỉ có thể làm nhân vật số một” (Hồi ký Nguyễn Đăng Mạnh – Chương XX – Nguyên Ngọc). “Nhà anh ở khu tập thể quân đội – 8 Lý Nam Đế. Từ cổng đi vào gặp rất nhiều nhà văn quen thuộc. Anh đi một mạch thẳng, chẳng trò chuyện với ai. Khinh tuốt”.
– “Nguyên Ngọc là người của cái tuyệt đối” (Sđd trên). Gặp nguyên mẫu “tuyệt đối” như Anh hùng Núp thì viết được Đất nước đứng lên. Có những nguyên mẫu nhưPhan Vinh (đảo Phan Vinh) thì viết được Đường mòn trên biển… nhưng viết Đất Quảng được tập I. Đến tập II nghe nguyên mẫu này có biểu hiện dao động, liền xé bản thảo đốt đi, nên vẫn chỉ có Đất Quảng I dở dang.
Con người quyết tâm quyết chí quyết liệt trong cuộc đời là rất hiếm và rất quí. Nhưng hiểu đời để sống quyết liệt nó khó hơn hành động quyết liệt bản năng thiếu lí trí. Một người bình thường có hành động bản năng quyết liệt đã là phiền. Một nhà văn mà như vậy thì rất khó nói Tướng quân ạ! Vì nó quan hệ đến nhân quần xã hội, đến nhiều người. Tôi thấy cái câu của Bút Tre rất đúng với con người Nguyên Ngọc:
“… Hàng đầu chẳng biết đi đâu
Đi đâu chẳng biết hàng đầu cứ đi…”
Trong nghệ thuật cũng như chính trị, cá tính bẩm sinh là quí. Nhưng trước hết phải hiểu qui luật của đời sống xã hội, nhu cầu, nguyện vọng, tình cảm của công chúng… Tổ chức vận động công chúng. Đâu phải là chỗ anh hùng cá nhân thi thố… Đời nay khác thời Tam Quốc Thủy Hử rồi. Tướng quân cả đời bận việc binh đao trận mạc, ngoại giao quốc sự… ít có thời gian cho văn chương chữ nghĩa, cho các nhà văn và khuynh hướng tư tưởng, phẩm chất cá nhân của họ, nên tôi không ngại dám hỗn phép làm mệt mỏi tướng quân mà viết những dòng trên. Thưa tướng quân, Thổ Phụ theo nghĩa chữHán là Đất Cha. Vĩnh Lộc là đất Lộc muôn đời vĩnh viễn. Làng quê của Tướng quân sát ngay Thành Nhà Hồ, di sản của thế giới, của nhân loại, biểu tượng về sự vĩ đại của dân tộc Việt Nam. Sinh ra lớn lên ở nơi Đất Thiêng như thế, công lao như thế, tuổi tác nhưthế, tôi cầu mong cho Tướng quân mạnh khỏe trường thọ, làm gương cho con cháu noi theo mà giúp giập cho đất nước, gìn giữ lấy truyền thống của ông cha. Công cuộc xây dựng xã hội mới nó khó khăn lắm. Còn khó hơn binh đao trận mạc. Vì kẻ thù nó lại nằm ở trong mình, trong anh em làng xóm, trong thể chế chế độ của mình. Tôi hiểu sựbực bội bất như ý của Tướng quân trước cuộc sống hiện tại. Nó chính đáng lắm. Nhưng tìm con đường, cách thức cho đúng để cải tạo, sửa sang… cũng khó lắm. Tôi trộm nghĩ trước hết phải có sự hiểu và có niềm tin. Có gì, Tướng quân cứ nói thẳng ra. Lớp cán bộ lãnh đạo ở quê nhà, hay ở quốc gia đều vào hàng con em chiến sĩ của Tướng quân, ngại gì mà không nói, không bảo ban. Nhưng Tướng quân tin theo mấy anh văn sĩ hoạt đầu thì kẻ hậu sinh này lấy làm lo lắng. Có điều gì không vừa ý mong Tướng quân đại xá cho. Cung chúc Tướng quân vạn sự tốt lành.
Tiết nguyên tiêu Giáp Ngọ 2014

Lê Hiếu Đằng luôn xứng đáng là phần tử… đại cơ hội!


Luật gia – Nhà báo HOÀNG PHƯƠNG

Báo Văn Nghệ TP.HCM số 271 ra ngày thứ năm 12-9-2013, tôi có thư ngỏ gửi Lê Hiếu Đằng. Song, không thấy hồi âm. Tình cờ lên mạng tôi thấy ông viết, nét chữ nguệch ngoạc (có lẽ tuổi già, mắt mờ, tay run và lẩm cẩm), lúc chữ in hoa, lúc chữ thường, có từ viết tắt lại còn sai lỗi chính tả (nguyên văn): “TUYÊN BỐ: Tôi tên LÊ HIẾU ĐẰNG là đảng viên Đảng cọng sản VN, hơn 40 tuổi Đảng. Nay tôi tuyên bố công khai ra khỏi đảng CSVN vì: ĐCSVN bây giờ không còn như trước (đấu tranh giải phóng dân tộc) mà đang suy thoái biến chất, thực chất chỉ là đảng của những tập đoàn lợi ích, trở thành lực cản cho sự phát triển của đất nước, dân tộc. Đi ngược lại lợi ích dân tộc, nhân dân. Tôi xin xác định đây là quyết định của tôi. Ngày 04-12-2013 – ký tên Lê Hiếu Đằng”.
vannghe-284-20

Ô. Lê Hiếu Đằng
Thưa ông Lê Hiếu Đằng! Trung tuần tháng 8-2013, trong bài viết“Suy nghĩ trong những ngày nằm bịnh” ông nói khi ông được kết nạp vào Đảng Nhân dân cách mạng thực chất là Đảng Lao động Việt Nam: “… một buổi kết nạp chẳng có lời thề thốt, cờ quạt gì cả…”! Ông vào Đảng có khác, tôi vào Đảng được kinh qua chiến đấu và thử thách trong công tác ở chiến trường. Lễ kết nạp tôi vào Đảng có cờ Đảng, cờ Tổ quốc, tôi tự nguyện, tự giác tuyên thệ trước cờ Đảng và cờ Tổ quốc: Suốt đời phấn đấu cho mục đích lý tưởng của Đảng, đặt lợi ích của Tổ quốc, của giai cấp công nhân và nhân dân lao động lên trên lợi ích cá nhân… Tuy vậy, lúc bấy giờ những người như tôi luôn coi trọng sinh viên Lê Hiếu Đằng – một người chống Mỹ xâm lược, một sinh viên yêu nước, Lê Hiếu Đằng cũng đã góp phần nhỏ bé của mình vào sự nghiệp chung của dân tộc, và do đó đã tạo được cho cái tên sinh viên Lê Hiếu Đằng một điểmson trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc ta mà một học sinh như tôi lúc bấy giờ, luôn ghi nhớ trong lòng để học tập và noi theo.
Song, ông cha ta cũng nói: “Thức đêm mới biết đêm dài. Ngựa chạy đường dài mới biết ngựa hay”. Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử đã kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Tổ quốc được thống nhất, nonsông thu về một mối. Trải qua 38 năm xây dựng và bảo vệ đất nước, bây giờ tôi mới thấy ông Lê Hiếu Đằng là một kẻ cơ hội, xấu xa bậc nhất trên cõi đời này. Tôi biết có người khi được kết nạp vào Đảng, buổi lễ kết nạp đảng viên mới, được trang trí hoành tráng, đảng viên mới được kết nạp tuyên thệ nghiêm túc, có nơi sau lễ kết nạp họ còn tổ chức liên hoan chúc mừng – chén chú, chén anh… Đi đâu, ở đâu họ cũng được… “ăn trên, ngồi trước”. Vậy mà khi đến tuổi nghỉ hưu, được tổ chức cho nghỉ hưu, họ không nghĩ rằng “quan nhất thời, dân vạn đại” nên đâm ra phẫn chí, chán nản không còn ham thích sinh hoạt Đảng nữa, cho nên khi cầm giấy giới thiệu chuyển sinh hoạt Đảng về địa phương, họ đem về ém nhẹm luôn vào tủ và đương nhiên không còn sinh hoạt Đảng. Theo tôi, làm như vậy là tiêu cực nhưng vẫn còn có đôi chút văn hóa hơn Lê Hiếu Đằng. Ông Đằng đã “văng” ra từ mồm những vật phẩm hôi hám, thối tha vào đúng cái điểm son mà ông đã tạo ra cho bản thân mình. Phải chăng khi được kết nạp vào Đảng, không có thề thốt và cờ quạt gì, cho nên ông Lê Hiếu Đằng không còn mảy may một chút lòng tự trọng tối thiểu của một con người, ông cứ ông ổng la lên ầm ĩ, vừa khoe khoang hợm hĩnh: “tôi có hơn 40 năm tuổi Đảng”! Thực tế, có rất nhiều người có hơn 40 năm tuổi Đảng, họ khiêm tốn thật thà, không muốn cho ai biết mình đã có 40, 50, 60 hay 70 năm tuổi Đảng, chứ không phải lúc nào cũng hợm hĩnh khoe khoang, oang oang, ầm ĩ: “tôi có hơn 40 năm tuổi Đảng và nay tôi tuyên bố công khai ra khỏi đảng cộng sản VN…”. Có lẽ, Chi bộ và Đảng bộ nơi ông sinh hoạt họ bận nhiều việc nên có lơi lỏng với ông. Nếu không, chỉ cái văn bản “Suy nghĩ trong những ngày nằm bịnh” của ông, người ta đã khai trừ và đuổi ông ra khỏi Đảng, chứ đâu để có thời gian cho ông “láu cá”: “nay tôi tuyên bố công khai ra khỏi đảng cộng sản Việt Nam”! Ông Đằng còn cho rằng:“Đảng cộng sản Việt Nam bây giờ không còn như trước (đấu tranh giải phóng dân tộc) mà đang suy thoái biến chất…”.Theo ý chí bịp bợm của cá nhân ông và 71 người là đồng bọn của ông – đã ký tên kiến nghị hủy bỏ Điều 4 của Hiến pháp nước ta. Có vậy, Đảng Cộng sản, Nhà nước và nhân dân Việt Nam mới là… “đấu tranh giải phóng dân tộc”, phải biểu tình, phải tuyên chiến, phải chống Tàu, phải có đánh nhau bom rơi, đạn nổ, máu đổ, đầu rơi làm cho gia đình ly tán, đất nước điêu linh, hoang tàn, đổ nát như Iraq, Lybia, Ai Cập, Syria… thì mới không suy thoái, biến chất ư? Chỉ có bọn phản nghịch, bọn phản bội, bọn phản tặc hoặc kẻ tâm thần mới có suy nghĩ bệnh hoạn đến điên loạn như vậy!
Ông Đằng thấy đấy, Đảng Cộng sản (chứ không phải Đảng cọng sản như ông viết), Nhà nước và Nhân dân Việt Nam vẫn kiên quyết giữ vững ổn định chính trị – xã hội, tăng cường hoạt động đối ngoại, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ để xây dựng đất nước. Đảng ta, Nhà nước và Nhân dân ta vẫn kiên trì khẳng định cái mà Trung Quốc gọi là “thành phố Tam Sa” tức Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam là bất hợp pháp đó sao? Mới đây, từ ngày 5 đến 7-12-2013, đã có phiên họp toàn thể đoàn đàm phán cấp Chính phủ về biên giới lãnh thổ Việt Nam – Trung Quốc diễn ra tại Hà Nội, do Thứ trưởng Ngoại giao Hồ Xuân Sơn và Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Lưu Chấn Dân chủ trì. Về vấn đề biên giới trên biển hai đoàn nhất trí thực hiện nghiêm túc nhận thức chung của lãnh đạo hai nước và thỏa thuận những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển Việt Nam – Trung Quốc, xử lý thỏa đáng các vấn đề trên biển, giữ gìn hòa bình, ổn định trên biển. Rõ ràng, Đảng Cộng sản, Nhà nước và Nhân dân Việt Nam đúng đắn, sáng suốt, linh hoạt và khôn ngoan biết nhường nào!
Đảng Cộng sản Việt Nam đang suy thoái biến chất mà ngay tại các Điều đầu tiên: 1, 2, 3, 4 của Hiến pháp mới được Quốc hội thông qua ngày 28-11-2013 và có hiệu lực từ ngày 1-1-2014 quy định: “Nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam là một nước độc lập, có chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, bao gồm đất liền, hải đảo, vùng biển và vùng trời. Nhà nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân và vì Nhân dân. Nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam do Nhân dân làm chủ; tất cả quyền lực Nhà nước thuộc về Nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức. Quyền lực Nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan Nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp. Nhà nước bảo đảm và phát huy quyền làm chủ của nhân dân; công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm quyền con người, quyền công dân; thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, mọi người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện. Đảng Cộng sản Việt Nam – Đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam, đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc, lấy chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và Xã hội. Đảng Cộng sản Việt Nam gắn bó mật thiết với Nhân dân, phục vụ Nhân dân, chịu sự giám sát của Nhân dân, chịu trách nhiệm trước Nhân dân về những quyết định của mình. Các tổ chức của Đảng và đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam hoạt động trong khuôn khổ hiến pháp và pháp luật”…
Rõ ràng, chỉ còn mấy ngày nữa ông Đằng đã ở ngưỡng “thất thập cổ lai hy” nên già cả, lẩm cẩm, mù tịt chả biết gì, ông giống như con cóc xù xì xấu xí, tối ngày ở trong hang sâu, nhìn ra ngoài qua miệng hang rồi… “phán”: bầu trời, mặt đất chỉ to bằng cái miệng chén ăn cơm!
Chưa hết, ông Lê Hiếu Đằng còn cho rằng: “Đảng cộng sản Việt Nam thực chất chỉ là đảng của những tập đoàn lợi ích, trở thành lực cản cho sự phát triển của đất nước, dân tộc. Đi ngược lại lợi ích dân tộc, nhân dân”. Lại một lần nữa chứng minh ông Đằng mù tịt, không có hiểu biết gì về hiện tình của đất nước, của dân tộc. Hãy xem Đảng và Nhà nước có là lực cản cho sự phát triển đất nước, dân tộc, đi ngược lại lợi ích của dân tộc, nhân dân như ông Đằng lu loa:
Năm 2009, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết về một số cơ chế, chính sách nhằm đẩy mạnh phát triển nhà ở cho học sinh, sinh viên, công nhân lao động tại các khu công nghiệp và người có thu nhập thấp tại khu vực đô thị. Thông qua các chương trình đó, đến nay đã có hơn 530 ngàn hộ nghèo được hỗ trợ về nhà ở. Có 62 dự án nhà ở cho công nhân với tổng qui mô 11.719 căn hộ được hoàn thành, đáp ứng chỗ ở cho gần 68 ngàn công nhân lao động tại các khu công nghiệp. 163 khối nhà cho sinh viên đã được đưa vào sử dụng, đáp ứng 140 ngàn chỗ ở (dự kiến hết năm 2013 sẽ đáp ứng được chỗ ở cho 330 ngàn sinh viên). 56 dự án nhà ở cho người có thu nhập thấp tại khu vực đô thị được triển khai đáp ứng cho khoảng 130 ngàn hộ có thu nhập thấp có nhu cầu về nhà ở.
Trong những năm gần đây, mặc dù tình hình kinh tế gặp nhiều khó khăn hơn trước, nhưng nhiệm vụ bảo đảm an sinh xã hội vẫn được Đảng và Nhà nước ưu tiên duy trì. Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững đạt kết quả tích cực. Tỷ lệ hộ nghèo trên cả nước đã giảm từ 13,7% năm 2008 xuống còn 9,6% năm 2012 và dự kiến còn khoảng 7,6 – 7,8% vào cuối năm 2013. Thu nhập bình quân của hộ nghèo tăng gần 2 lần trong 5 năm qua. Năm 2012, số lượt hộ thiếu đói giảm 27,6% và tỷ lệ hộ nghèo cả nước cũng giảm 1,76% so với năm 2011. Xu thế giảm mạnh được thể hiện ở cả 3 thước đo nghèo quan trọng: Tỷ lệ nghèo, khoảng cách nghèo và mức độ nghiêm trọng của nghèo. Điều quan trọng là không chỉ một số lượng lớn người dân thoát nghèo mà mức sống và chất lượng sống của họ được cải thiện đáng kể.
Phát biểu tại Hội nghị lần thứ III về hợp tác giữa Việt Nam và các tổ chức phi chính phủ nước ngoài, ông Marko Lovrekovic, đồng Giám đốc Trung tâm dữ liệu các tổ chức phi chính phủ thẳng thắn cho rằng: “Mười năm trở lại đây đã đánh dấu nhiều chuyển biến tích cực, Việt Nam đã chia sẻ với quốc tế thông điệp sự phát triển chỉ có được khi toàn xã hội phát triển và sự phát triển này phải mang lại lợi ích cho tất cả mọi người, đặc biệt là những người nghèo khổ nhất. Việt Nam đã làm cho cả thế giới phải ngạc nhiên bởi tốc độ tăng trưởng kinh tế không ngừng mà quan trọng hơn là những thành tựu trong công cuộc xóa đói giảm nghèo”.
Theo Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc (FAO) cho biết: “Việt Nam nằm trong số 38 quốc gia được vinh danh là nước có nhiều thành tích trong công cuộc xóa đói giảm nghèo. Chính sách xóa đói giảm nghèo của Việt Nam không chỉ nhằm giúp tăng thu nhập cho người nghèo mà còn giúp họ cải thiện sinh kế và tiếp cận với các dịch vụ xã hội như chăm sóc sức khỏe, giáo dục, hòa nhập xã hội. Nhà nước cũng mở rộng đối tượng hưởng trợ cấp xã hội thường xuyên lên trên 2,5 triệu người, tăng mức, mở rộng diện hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số, hỗ trợ chi phí học tập sinh hoạt cho trẻ em nghèo, trẻ em dân tộc thiểu số và vùng khó khăn, hỗ trợ gạo cho học sinh. Theo đánh giá của Liên Hợp Quốc, Việt Nam đứng thứ 6 trên toàn cầu về thực hiện các mục tiêu của Thiên niên kỷ.
Chưa hết, ghi nhận thành tích về xóa đói giảm nghèo của Việt Nam, bà Victoria Kwa kwa – Giám đốc quốc gia Ngân hàng Thế giới (WB) có nhận xét: “Thành công của Việt Nam có được đầu tiên là nhờ vào tầm nhìn và quyết tâm lãnh đạo của Chính phủ, cũng như tinh thần chịu khó làm việc chăm chỉ của người dân Việt Nam. Là đối tác phát triển, WB rất tự hào được đồng hành cùng Việt Nam trong chặng đường phát triển kinh tế – xã hội, xóa đói giảm nghèo thời gian qua, đóng góp cho sự phát triển chung của Việt Nam. Cơ hội hợp tác này cũng giúp cho WB kiểm nghiệm những ý tưởng mới với điều chắc chắn rằng, hỗ trợ phát triển là có thể làm được và hiệu quả”. Bà Victoria Kwa kwa nhấn mạnh: “Hai mươi năm qua đã chứng kiến những tiến bộ vượt bậc của Việt Nam. Năm 1993, Việt Nam là một trong những nước nghèo nhất trên thế giới với bình quân thu nhập đầu người chỉ khoảng 100 USD và các chỉ số thấp kém về phát triển xã hội. Ngày nay, Việt Nam là một nước có thu nhập bình quân đầu người khoảng 1.700 USD. Tỷ lệ hộ nghèo đã giảm từ 58% năm 1993 xuống còn khoảng 10% năm 2013, với hơn 30 triệu người thoát nghèo. Các chỉ số phúc lợi xã hội cao hơn phần lớn các nước có cùng mức thu nhập và thậm chí cả một số nước có thu nhập cao hơn. Việt Nam đã đạt được 5 trong số 8 mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ (MDG) ban đầu và đang trên đường hoàn thành tốt 3 mục tiêu nữa vào năm 2015” (Nguồn TTXVN, ngày 7-12- 2013).
Mọi người thấy đấy, hai mươi năm trước, nước ta từ một nước có thu nhập bình quân đầu người chỉ khoảng 100 USD, nay tăng lên 1.700 USD; tỷ lệ hộ nghèo 58% năm 1993 giảm còn 10% năm 2013, với hơn 30 triệu người thoát nghèo… đó không chỉ là báo cáo của ngành chức năng ở trong nước, mà còn là nhận xét, đánh giá của Trung tâm dữ liệu các tổ chức phi chính phủ, của Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc (FAO) và của Ngân hàng Thế giới (WB). Rõ ràng, những lời ông Đằng phịa ra rồi ba hoa chích chòe: “… thực chất chỉ là Đảng của những tập đoàn lợi ích, trở thành lực cản cho sự phát triển của đất nước, dân tộc. Đi ngược lại lợi ích dân tộc, nhân dân”. Thực chất đó chỉ là bọt xà phòng, được con trẻ dùng ống hút thổi bay ra không khí không hơn, không kém và nhất định không ai có thể tin được.
Từ lâu, ông bà ta giáo dục khuyên răn con, cháu: Làm người phải có tình thương yêu con người, gọi là Nhân; không làm những điều không phải và phải làm những điều trong khuôn phép xử thế, gọi là Nghĩa; có luật lệ, phép tắc thì phải theo, gọi là Lễ; có khả năng nhận thức sự hiểu biết của con người, gọi là Trí; và làm người còn phải trung thực, không gian dối, gọi là Tín.
Ông Lê Hiếu Đằng bịa đặt cho rằng Đảng “chỉ là những tập đoàn lợi ích, trở thành lực cản cho sự phát triển của đất nước, của dân tộc. Đi ngược lại lợi ích dân tộc nhân dân”. Những lời ông Đằng nói là không đúng sự thật: vừa bất nhân đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng, của các đảng viên và nhân dân đi theo Đảng; vừa bất nghĩa vì không còn ghi nhớ đến công ơn của hàng triệu đồng bào, đồng chí, các anh hùng, liệt sĩ đã hy sinh cho sự nghiệp chung; vừa vô lễ khi coi thường hiến pháp và pháp luật; không có trí, không có nhận thức và trí tuệ để hiểu được sự việc đúng, sai và không có chữ tín vì ông Đằng không trung thực và luôn gian dối như vừa dẫn chứng những điều ông nói và minh chứng sự thật đã nêu.

Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín là cách giáo dục và khuyên răn con, cháu của ông bà ta ngày xưa, đối với cựu sinh viên Lê Hiếu Đằng giống như “nước đổ lá môn”! Thảo nào, dư luận cho rằng: Lê Hiếu Đằng luôn xứng đáng là phần tử… đại cơ hội!

Nguyên Ngọc và con đường lộn ngược văn chương (BÀI 2)


ĐÔNG LA

vannghe-284-21

NV Nguyên Ngọc
Nguyên Ngọc thành danh với những tác phẩm như Đất nước đứng lên và Đường chúng ta đi. Đó là những tác phẩm phù hợp tuyệt vời trong giai đoạn chúng ta cần cho công tác tuyên truyền, tạo nên một sức mạnh cho dân tộc giành chiến thắng. Thật kỳ lạ, có lẽ vì các văn nghệ sĩ sáng tác bằng tình yêu quê hương, đất nước đích thực, vì khát vọng hòa bình, độc lập đích thực, nên nhiều tác phẩm thời ấy có giá trị nghệ thuật rất cao, sống mãi với thời gian.
Nhưng sau này, thật bất ngờ là khi được giao trọng trách lãnh đạo Hội Nhà văn VN, Nguyên Ngọc y như bị “thay máu”, đã khuyến khích, nâng đỡ, ca ngợi những tác phẩm viết ngược với chính mình về mọi mặt, kể cả cái nhìn về lịch sử và quan điểm chính trị. Trong bước chuyển hóa ấy, thì tác phẩm Đất nước đứng lên thành quyển sách viết về “người tốt việc tốt” và Đường chúng ta đi trở thành sách “hô khẩu hiệu” và có ba nhân vật như ngày càng gắn bó “duyên nợ” với số phận của Nguyên Ngọc: Trần Độ, Nguyễn Huy Thiệp và Bảo Ninh, và tất nhiên, với Nguyễn Huy Thiệp thì sâu đậm hơn.

Viết về Nguyên Ngọc không thể không viết về Trần Độ, người từng đánh giá Nguyên Ngọc rất cao: “trọn vẹn cả đức cả tài như anh không nhiều. Bởi vậy khi anh chính thức được bổ nhiệm cương vị Bí thư Đảng Đoàn Hội Nhà văn tôi rất mừng – Đây là một trong những trường hợp “đặt người đúng chỗ” hiếm hoi trong cơ chế của chúng ta”.
Nhưng có ai ngờ chính người “trọn vẹn cả đức cả tài” ấy, năm 1991, lại làm Trần Độ, Trung tướng, Trưởngban Ban Văn hóa, Văn nghệ Trung ương, bị kỷ luật.
Tôi thấy trong đời một con người có điều quan trọng là cần phải biết chấp nhận thất bại. Đó là điều khó, bởi cần phải có bản lĩnh, có trình độ và cái tâm phá chấp. Chính Đức Phật đã dạy người con tập thiền là: hãy coi mình như mặt đất, bởi mặt đất là nơi thấp nhất, người ta luôn dẫm đạp lên, chất chứa rác rưởi, thậm chí phóng uế lên đó mà vẫn “không sao cả”; được như thế thì không còn gì có thể làm cho ta đau khổ được nữa. Tiếc là Trần Độ, người vốn là một công thần của chế độ, khi gặp chuyện không hay ông đã không vượt qua được cái tôi của mình. Thật tai hại khi những người chống chế độ luôn lợi dụng việc ông “phản tỉnh”, coi như một chỗ dựa về tính chính nghĩa cho con đường của họ. Đến Dương Thu Hương, người đàn bà nanh nọc, coi trời bằng vung, cũng “nể” Trần Độ: “Anh Trần Độ đã đứng hẳn về phe chúng tôi”;“chế độ Hà Nội căm ghét ông, đương nhiên, cũng là lý do để chúng tôi cảm phục ông”. Y như ông Phó Thủ tướng Trần Phương cho “Chủ nghĩa Xã hội là lừa bịp”, Trần Độ cũng cho Định hướng XHCN là “định hướng vào chỗ chết” (theo Nguyễn Thanh Giang)! So với tấm lòng son sắt với cách mạng, vì dân, vì nước của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, người mà qua cái chết mới đây, chúng ta thấy cụ đã được coi là một bậc thánh nhân, người anh hùng dân tộc trong lòng dân; thì nhân cách của vị cựu Phó Chủ tịch Quốc hội (Trần Độ) và vị cựu Phó Thủ tướng (Trần Phương) thật không có một chút gì để so sánh cả!

Quay lại với bản Đề dẫn của Nguyên Ngọc ngày nào đã có khuynh hướng “lật đổ thần tượng”. Khi Nguyên Ngọc cho đăng bài “Hãy đọc lời ai điếu cho một giai đoạn văn nghệ minh họa” của Nguyễn Minh Châu thì cái khuynh hướng ấy đã được huỵch toẹt hết cả ra. Thế là con đường “vào Trung ương” của Nguyên Ngọc bị chấm hết, “tầm nhìn xa” của Nguyễn Khải “nịnh dần đi là vừa” Nguyên Ngọc trở thành tầm nhìn ngắn!
Nếu nói Trần Độ là lãnh đạo Văn hóa Văn nghệ thì Nguyên Ngọc chính là vị tướng xuất quân, phất cờ “đổi mới”. Nhưng dường như đổi mới văn chương theo chính đạo là quá khó như trong bất kỳ lĩnh vực sáng tạo nào. Trong ngành Sinh học, nếu việc lai tạo tốt sẽ tạo ra được loại giống mới tốt hơn, còn ngược lại, sẽ cho ra quái thai. Không biết có phải vì theo chính đạo là quá khó nên Nguyên Ngọc đành phải theo tà đạo, đã đổi mới văn chương bằng một loạt quan điểm lộn ngược: phản đạo lý, phản thẩm mỹ, phản lịch sử, phản nhân văn.

Cụ thể, khi bị “rớt” xuống làm TBT tờ Văn nghệ, diễn đàn trung tâm của Văn chương VN và là Trưởng ban Sáng tác Hội Nhà văn VN, Nguyên Ngọc đã làm 2 việc ấn tượng nhất, đó là khai sinh ra tên tuổi Nguyễn Huy Thiệp và quyết liệt ủng hộ việc trao giải thưởng của Hội Nhà văn cho cuốn Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh. Về vụ trao giải thưởng cho cuốn Nỗi buồn chiến tranh, Ban Chấp hành Hội Nhà văn đã phải tự kiểm, nhưng buồn cười là khi ta bình thường hóa quan hệ với Mỹ, có người trong Ban Chấp hành lại xin lỗi Bảo Ninh, cứ như Bảo Ninh là quân Mỹ vậy!
Khi Nguyên Ngọc làm TBT báo Văn nghệ, báo “nợ nần tùm lum”, đứng trước nguy cơ “bị đóng cửa”, Nguyên Ngọc đã mau chóng làm tờ báo trở thành “tờ được độc giả chờ đón nhất trong nước”, bởi đã cho chào đời một loạt tác phẩm “kinh thiên động địa”: Tướng về hưu của Nguyễn Huy Thiệp, Cái đêm hôm ấy đêm gì của Phùng Gia Lộc, Lời khai của một bị can của Trần Huy Quang,…
Trong bài Van-hoc-Viet-Nam-dang-o-dau? Nguyên Ngọc khi sang Pháp, theo lời mời của giáo sư François Jullien, trong một cuộc hội thảo của UNESCO về triển vọng văn học Việt Nam, Nguyên Ngọc đã kể về thời điểm này:
“… năm 1987… tôi đang làm tổng biên tập tuần báo Văn Nghệ của Hội nhà văn Việt Nam. Chúng tôi in truyện ngắn đầu tiên của Nguyễn Huy Thiệp: Tướng về hưu. Cứ như là một cú giật nẩy mình trong đời sống văn học, và cả trong xã hội. Đọc xong truyện ngắn ấy, Nguyễn Khải bảo tôi:“Sau thằng Thiệp, chẳng ai có thể viết gì được nữa. Mình bỏ bút thôi. Chỉ bằng mỗi truyện ngắn này, nó đã lật đổ tất cả, xóa sạch tất cả những gì mình đã viết trước nay”.
Tôi nghĩ Nguyễn Khải đã không diễn đạt thật chính xác điều tất cả chúng tôi cảm thấy lúc bấy giờ. Điều chúng tôi nhận ra lúc bấy giờ khi Nguyễn Huy Thiệp xuất hiện, là từ nay không còn có thể viết như trước nữa. Phải thay đổi… phải viết khác đi.
… trào lưu có tên là Đổi Mới… được biểu hiện trước hết bằng cái mà ở Nga người ta gọi là glasnost (transparence). Tức là nói lên sự thật trần trụi, đưa ra khỏi bóng tối, phơi bày ra dưới mắt mọi người tất cả các mặt tiêu cực của xã hội, của đời sống đất nước sau chiến tranh, các mặt trước nay vẫn bị dồn nén lại, che giấu cẩn thận. Có thể nói đó là một trào lưu văn học phơi bày cái tiêu cực, mô tả và tố cáo nó”.
Riêng tôi thì thấy 3 tác phẩm tiêu biểu mở màn cho “Thời đại Nguyên Ngọc” đúng là đã “phơi bày ra” những “sự thật trần trụi” về “tất cả các mặt tiêu cực của xã hội” nhưng mới ở cấp độ, theo chính ý Nguyên Ngọc: “Ăn dâu nhả ra dâu” chứ chưa phải “đổi mới”, cũng theo ý Nguyên Ngọc, là “Ăn dâu phải nhả ra tơ”.
“Tướng về hưu” là câu chuyện kể về một ông tướng về hưu. Nguyễn Huy Thiệp đã “phơi bầy ra” trước mắt ông tướng cái cuộc sống thực dụng, xô bồ của đời thường, và kết luận: cái thời thực dụng nhí nhố, vô cảm, mất nhân tính của “ông con” đã chiến thắng cái thời sống vì lý tưởng, đạo lý của “ông bố”. Trong không gian văn chương của Nguyễn Huy Thiệp, những người lính khi hoàn thành nhiệm vụ đã không có đất sống khi trở về chính ngôi nhà của mình! Điều này chỉ là cá biệt, không thể là đặc trưng cho xã hội VN sau cuộc chiến được.
Tương tự, “Cái đêm hôm ấy đêm gì” cũng không có “tơ” tư tưởng nghệ thuật gì, nhà văn cũng chỉ đơn giản “phơi bầy sự thật trần trụi” để tố cáo bọn cường hào mới “thu sản” (lượng nông sản được khoán) người nông dân y như trong văn chương hiện thực phê phán. Nghĩa là đã lôi văn chương quay ngược lại thời của Nguyễn Công Hoan và Ngô Tất Tố.
Còn “Lời khai của một bị can” của Trần Huy Quang có lẽ khá hơn. Trần Huy Quang không chỉ “phơi bầy” chuyện nhân viên công quyền xồng xộc bắt người đi tù, mà tác giả đã cho độc giả thấy rõ việc làm của ông Nguyễn Văn Chẩn đúng là chân chính, đầy tâm huyết và đầy sáng tạo. Từ đó ta thấy rằng lao động là động lực, là cái cần thiết nhất, cao quý nhất của đời sống. Nếu lao động mà bị ngăn cấm thì có khác gì muốn xã hội tự sát. Vậy mà để nhận ra được cái chân lý hiển nhiên đó lại không dễ. Ông Nguyễn Văn Chẩn có thể ví như một chiến sĩ bị thương trên mặt trận nhận diện con đường phát triển kinh tế. Để có được mỗi bước tiến của nhận thức, xã hội loài người đều đã phải trả giá. Sự đổi mới của VN cũng vậy. Và trong chặng đường sắp tới, để đạt được những nấc cao hơn, chính những ngày hôm nay xã hội ta cũng sẽ còn phải trả giá.
Như vậy, về mặt cảm tính, đọc Lời khai của một bị can rõ ràng không thích bằng Tướng về hưu, nhưng xem xét một cách toàn diện, Lời khai của một bị can chuẩn hơn Tướng về hưu.
Nhưng cũng trong bài Van-hoc-Viet- Nam-dang-o-dau?, Nguyên Ngọc viết rõ hơn những suy nghĩ của mình về Nguyễn Huy Thiệp:
“Nhưng tôi nghĩ điều quan trọng nhất ở Nguyễn Huy Thiệp… anh cố tìm ra “nguyên nhân sơ khởi” của tình trạng xã hội và con người Việt Nam… cố lần ngược lên đến ngọn nguồn của nó.
Và như vậy, anh đã khởi xướng ra trong văn học Việt Nam hiện đại cái mà tôi muốn gọi là xu hướng tự vấn của xã hội… sự tự soi mình của dân tộc, và của con người…”.
Tôi đã phải bỏ thời gian đọc lại một cách khách quan một số tác phẩm tiêu biểu của Nguyễn Huy Thiệp để tìm kiếm những điều mà Nguyên Ngọc nói ở trên, nhưng quả thật tôi không thấy! Ông đã sai khi viết về Nguyễn Huy Thiệp vì văn Nguyễn Huy Thiệp chỉ đơn giản là văn chương phơi bày trần trụi.
Thứ nhất về cái “nguyên nhân sơ khởi” mà Nguyên Ngọc viết Nguyễn Huy Thiệp “cố tìm ra”? Chúng ta đều biết tình trạng xã hội VN theo lời các vị lãnh đạo nói đang “đứng trước nguy cơ tồn vong” do “quốc nạn tham nhũng và lãng phí”, mà nguyên nhân sơ khởi chính là “lỗi hệ thống”. “Lỗi hệ thống” theo tôi đầu tiên chính là công tác cán bộ, bởi tất cả tốt hay xấu thì cũng đều do con người làm ra; tiếp theo là sự thiếu minh bạch trong các lĩnh vực cùng với sự thiếu nghiêm minh trong việc thực thi pháp luật. Tất cả là do cơ chế giám sát không hiệu quả. Bởi lẽ “Đã tồn tại quá lâu rồi cái chủ nghĩa tập thể, cái gì cũng chung chung, người này dựa dẫm vào người kia, nó chỉ phù hợp khi người ta đi trên đường mòn, nhưng khi phải đối mặt với đèo cao, vực thẳm, phải vượt qua những con dốc để vươn lên một tầm cao mới thì không làm gì được” (*). Điều đó chính là một trong những “nguyên nhân sơ khởi” của “tình trạng xã hội và con người Việt Nam” hôm nay mà trong văn Nguyễn Huy Thiệp có “cố tìm ra” cũng không thấy!
Trong văn Nguyễn Huy Thiệp có rất nhiều tình tiết có thể khiến người ta suy nghĩ, tự vấn thì chính Nguyễn Huy Thiệp lại tự xóa sạch những điều ấy. Như trong Tướng về hưu, chuyện dùng “thai nhi nấu lên cho chó, cho lợn” là chi tiết có lẽ ấn tượng nhất trong văn chương Nguyễn Huy Thiệp. Với những cây bút bậc thầy, chỉ xoay quanh chi tiết này, người ta có thể viết hoàn chỉnh một truyện ngắn, khiến cho người đọc kinh hoàng về sự thoái hóa nhân tính, sự vô cảm của con người trong thời thực dụng. Còn với Nguyễn Huy Thiệp, nó chỉ là một chi tiết trong một loạt chi tiết khác mà Thiệp kể ra như ghi chép nhật ký. Ông bố có chửi: “Khốn nạn! Tao không cần sự giàu có này” nhưng ông con, nhân vật chính, “người phát ngôn” của Nguyễn Huy Thiệp thì lại xổ toẹt: “Thực ra điều này tôi biết nhưng cũng bỏ qua, chẳng quan trọng gì”. Thành ra hòa cả làng, còn tự vấn tự viếc cái gì nữa!
Cái việc cố đắp điếm tư tưởng cho văn Nguyễn Huy Thiệp thì đến Nguyễn Đăng Mạnh, một người rất ủng hộ Nguyễn Huy Thiệp, cũng đã viết: “Đọc Nguyễn Huy Thiệp, lắm lúc cảm thấy thật sự hoang mang. Vì chẳng hiểu anh định nói gì – đúng là chủ đề không rõ ràng”. Còn Bảo Ninh cũng từng nói: “Tôi thích văn Thiệp nhưng thích cái gì thì tôi cũng chịu”.
Có thể nói xu hướng “tự vấn”của văn Nguyễn Huy Thiệp được thể hiện rõ nhất trong cái truyện “Những bài học nông thôn”. Với những nhà văn lớn, tầm tư tưởng cao, tác phẩm của họ như những cây thế, cây kiểng mà mỗi cọng lá, nhành cây đều mọc theo chủ đích của tác giả. Còn Nguyễn Huy Thiệp viết tự nhiên, văn như ghi chép, chuyện nọ xọ chuyện kia, trong Những bài học nông thôn, cuối truyện nhà “hiền triết” đột nhiên xuất hiện, rồi phát ngôn y như được tác giả mở công tắc vậy. Mà chỉ có một thằng tâm thần mới bộc bạch triết lý một cách khiên cưỡng với một thằng trẻ con 17 tuổi như thế này:
“Chú không chống nổi sự ngu dốt của bọn có học đâu. Tôi đây này, tôi hiểu sâu sắc sự ngu dốt của bọn có học tai hại thế nào, vừa phản động, nó vừa nguy hiểm, lại vừa mất dạy. Sự ngu dốt của bọn có học tởm gấp vạn lần so với ở người bình dân”. Tôi hỏi: “Vì sao?”. Anh Triệu bảo: “Vì chúng giả hình. Chúng nhân danh lương tâm, đạo đức, mỹ học, trật tự xã hội, thậm chí nhân danh cả dân tộc nữa”.
Ý này quả là hay. Có điều Nguyễn Huy Thiệp coi chừng, bản thân ông cũng là người “có học” đấy. Dù cái môn sử thì với tôi ai thoát khỏi mù chữ cũng có thể học được, cái chính là phải hiểu sử cho đúng thì ông lại hiểu sai! Và theo tôi, cái giới “chí thức, rận sĩ” của nước Việt hiện tại như Hiếu Đằng, Tương Lai, Huệ Chi, Xuân Nguyên… cũng rất xứng đáng được đứng trong đội ngũ “có học” của Nguyễn Huy Thiệp.
Riêng cái ý này: “Thời loạn dứt khoát phải có một nền thống trị bá đạo. Còn thời bình, đường lối chính trị bá đạo sẽ đưa dân tộc đến thảm họa. Chỉ có một nền chính trị vương đạo, dân chủ, tín nghĩa và văn hóa đạo đức cao mới làm cho đất nước phồn vinh”.
Nếu nó được nói ra sau một cốt chuyện phù hợp sẽ là rất hay, còn tự dưng “bật công tắc phát loa”, tư tưởng được nhét vào mồm nhân vật một cách khiên cưỡng thì chỉ là việc nhai lại những điều cũ rích mà thôi. Còn chuyện nhà “hiền triết” sau khi nói ra sự thật thì bị con trâu điên đâm “lòi ruột” chết, có ý ám chỉ “chế độ độc tài giết chết tự do dân chủ” thì lộ và sượng quá!
Dù vậy cần phải công nhận là thực tế có nhiều người thích văn Nguyễn Huy Thiệp. Bởi văn Nguyễn Huy Thiệp có tiết tấu nhanh, gọn, sắc, chỉ cần một lời đối thoại là đã có thể khắc họa được rất sinh động đủ loại nhân vật; có nhiều chi tiết nghịch dị nên tạo được ấn tượng mạnh; nhiều chất tếu táo nên đọc thấy vui; và cái cuốn hút được nhiều người có lẽ là cái gia vị mà Nguyễn Huy Thiệp thường “nêm” vào văn mình, y như người ta cho riềng, mẻ vào thịt chó; và ăn cà pháo chấm mắm tôm vậy. Nhưng cho Nguyễn Huy Thiệp là “nhất”, là “thành tựu của đổi mới” thì không phải. Nếu xét văn Thiệp với những chuẩn mực cao hơn thì Thiệp còn nhiều chỗ “chưa sạch nước cản”. Còn về “thi pháp” thì Thiệp có nhiều chỗ đã bắt chước giọng truyện Tầu và giọng của Vũ Trọng Phụng.

Sau việc làm bà đỡ cho văn chương Nguyễn Huy Thiệp, với tư cách là Trưởng ban Sáng tác HNV, Nguyên Ngọc đấu tranh quyết liệt để cuốn Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh được giải thưởng, với lời ca ngợi:“Đây là cuốn tiểu thuyết về một cuộc chiến đấu của một con người tìm lẽ sống hôm nay. Bằng cách chiến đấu lại cuộc chiến đấu của đời mình”.
Nhưng Nguyên Ngọc viết vậy là hoàn toàn theo cảm tính tùy tiện, chẳng ăn nhập gì đến tác phẩm cả. Bởi cái sự “chiến đấu lại” của “một con người” mà Nguyên Ngọc nói ở trên lại chỉ là “dầm mình trong rượu” và “làm cách mạng văn chương” bằng cái nhìn tâm thần về cuộc chiến: “Tôi như sẵn sàng nhập thân trở lại với cảnh lửa, cảnh máu, những cảnh chém giết cuồng dại, méo xệch tâm hồn và nhân dạng. Thói hiếu sát. Máu hung tàn. Tâm lý thú rừng. Ý chí tối tăm và lòng dạ gỗ đá”.
Ngoài Nguyễn Huy Thiệp và Bảo Ninh, Nguyên Ngọc còn ca ngợi Dương Thu Hương lớp trước, Đỗ Hoàng Diệu lớp sau, và những ngày hôm nay ca ngợi Huy Đức viết “Bên thắng cuộc” lộn ngược lịch sử và bảo vệ Nhã Thuyên làm luận án thạc sĩ về thơ của nhóm Mở Miệng.
Đó chính là những tác giả mà tác phẩm của họ là thành tựu văn chương tiêu biểu theo quan điểm của Nguyên Ngọc, một con người từng là nhà văn chiến sĩ, từng là Bí thư Đảng Đoàn Hội Nhà văn VN, từng dốc lòng soạn cương lĩnh văn chương, bản “Đề dẫn”, dâng lên “Đảng kính yêu” của mình như sau:
“Nói về phương hướng nội dung của văn học trong thời kỳ mới hiện nay, chúng ta muốn trước hết tập trung… vào con người… Con người mới ấy, như Đảng đã chỉ rõ, sẽ là kết quả tổng hợp cả 3 cuộc cách mạng: cách mạng quan hệ sản xuất, cách mạng khoa học kỹ thuật, cách mạng tư tưởng và văn hóa. Đảng cũng đã sớm chỉ ra cho chúng ta… đó là con người lao động Việt Nam làm chủ tập thể xã hội chủ nghĩa… chủ nghĩa xã hội”.
Một người bất nhất, trước sau đối nghịch như thế phải chăng cũng chỉ là một kẻ cơ hội? Khi tham vọng không đạt thì trở thành kẻ bất đắc chí, quậy phá, chứ có đâu sự dấn thân, sự đấu tranh cho sự tiến bộ, vì dân, vì nước!

Nhưng vẫn còn một điều tôi không sao hiểu nổi, lẽ ra Nguyên Ngọc phải rõ hơn ai hết những chuyện đến với mình là tất nhiên, nhưng theo Tô Nhuận Vỹ trong To Nhuan Vy Nha van Viet nam: Doi moi va hoi nhap:
“Nguyên Ngọc cũng chua xót: “Đọc Pasternak, tôi thấy bi kịch Zhivago vẫn là của một người đứng ngoài, đứng trên cả nước Nga mà đau. Còn bi kịch của tôi: một người trong cuộc, đảng viên, cầm súng, nhiệt tình xây dựng chủ nghĩa xã hội mấy mươi năm. Thế mà tại sao tình yêu của chính mình lại bị dày đạp đến như vậy”.
Như vậy là ông vẫn luôn nghĩ mình bị oan. Và chắc ông cũng sẽ cho Văn Chinh chơi xấu mình khi viết:
“Nhưng, Nguyên Ngọc – người tạo gió trong văn học, góp gió nhiệt tâm của mình vào gió lớn thời đại để ngọn cờ văn học được phất lên mạnh mẽ; cũng chính là người làm hỏng, làm chậm đà đổi mới của văn học”.
Với tôi thì ông đúng là người “có học” theo cách nhìn của Nguyễn Huy Thiệp. Riêng cái vụ nhìn ra cái lớp người “có học” ở nước ta này thì thằng cha Nguyễn Huy Thiệp đúng là thông minh thật!

13-12-2013
_______________________________________________________
(*) Trong truyện Bài toán của tác giả Đông La.